Thủ khoa kỳ thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia TP.HCM đợt 2 đạt 1.107 điểm

Ngày 31/5, Đại học Quốc gia TP.HCM công bố kết quả kỳ thi đánh giá năng lực đợt 2 cho hơn 38.000 thí sinh, trong đó thủ khoa đạt 1.107 điểm.

TS Nguyễn Quốc Chính, Giám đốc Trung tâm Khảo thí và Đánh giá chất lượng đào tạo (Đại học Quốc gia TP.HCM) cho biết, điểm trung bình của thí sinh thi đợt hai là 671,9 điểm (cao hơn đợt một 25 điểm). Trong đó, 61 thí sinh trên 1.000 điểm; thí sinh đạt điểm thi cao nhất trong đợt này là 1.107, thấp nhất là 212.

Phổ điểm đợt hai có phần lệch phải, cho thấy kết quả thí sinh đợt này cao hơn đợt một. Điều này được lý giải do 65% thí sinh (hơn 25.000) thí sinh từng thi đợt trước đó.

Điểm trung vị đợt 1 là 692, đợt 2 là 702, chứng tỏ đề thi mang tính ổn định cao, theo đánh giá của Đại học Quốc gia TP.HCM.

Thủ khoa kỳ thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia TP.HCM đợt 2 đạt 1.107 điểmKỳ thi đánh giá năng lực đợt hai được tổ chức tại 37 điểm thi ở TP.HCM, Đà Nẵng, Khánh Hòa và An Giang. Đề thi gồm 120 câu hỏi trắc nghiệm khách quan, thời gian làm bài 150 phút, tính theo thang điểm 1.200.

Cấu trúc bài thi gồm ba phần: Sử dụng ngôn ngữ; Toán học, tư duy logic và phân tích số liệu; Giải quyết vấn đề. Lĩnh vực của đề thi rộng khắp, từ khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, tiếng Anh, ngôn ngữ.

Cuối tháng 3, gần 80.000 thí sinh tham gia thi đánh giá năng lực đợt một với phổ điểm trung bình 646,1 điểm. Thí sinh có điểm thi cao nhất là 1.087 điểm và thấp nhất là 210 điểm, 117 thí sinh trên 1.000 điểm.

Tính chung cả hai đợt thi, số lượng thí sinh dự thi là gần 93.000 em với số lượt đăng ký dự thi là 120.000. Hiện 86 trường đại học, cao đẳng sử dụng kết quả kỳ thi này để tuyển sinh, trong đó gồm 10 trường, khoa thành viên của Đại học Quốc gia TP.HCM. Hơn 1.600 ngành học sử dụng kết quả kỳ thi để xét tuyển.

Trong phương án tuyển sinh của nhiều đại học năm nay, phương thức xét tuyển bằng điểm thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TP.HCM chiếm 20-40%. Các trường thành viên Đại học Quốc gia TP.HCM sử dụng kết quả kỳ thi này với tỷ trọng chỉ tiêu lớn, như Đại học Khoa học Tự nhiên 70%, Kinh tế - Luật 60%, Khoa học xã hội và Nhân văn 50%.

Theo Hà Cường/VTC New

 

Tin cùng chuyên mục

Dự thảo về phương án thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 đề xuất môn ngoại ngữ (trong đó có tiếng Anh) không còn là bắt buộc.
Dự kiến chiều mai 29.11, Bộ GD-ĐT sẽ chính thức công bố phương án tổ chức kỳ thi và xét công nhận tốt nghiệp THPT từ năm 2025.
Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành thông tư mới về vị trí việc làm trong trường học. Theo đó, mỗi trường, từ tiểu học đến trung học phổ thông, sẽ có một viên chức tư vấn học sinh.
Không dừng ở chơi game, thể thao điện tử (eSports) mang lại nhiều kỹ năng học tập và cơ hội nghề nghiệp cho sinh viên. Liệu các trường ĐH có tận dụng và đưa eSports vào giảng dạy chính thức?
Khoa học máy tính, An toàn thông tin, Truyền thông đa phương tiện; Công nghệ Cơ khí – Tự động hóa, Điện – Điện tử; Công nghệ thực phẩm, Công nghệ Sinh học. Y Dược... nằm trong 18 ngành nghề cần lao động tốt nghiệp đại học được Bộ Giáo dục thống kê.
Ngành Nông nghiệp Việt Nam đang có nhiều đổi mới về công nghệ, xu hướng tập trung cho sản xuất theo hướng hữu cơ và công nghệ cao nên nhu cầu tuyển dụng nhân lực có chuyên môn cao ngày càng tăng. Tuy nhiên, số học sinh đăng ký học ngành này ngày càng thấp.
Trắc nghiệm ngành nghề
Trắc nghiệm ngành nghề
Tra cứu điếm thi