Sáp nhập 2 trường nghề, thành lập Trường CĐ Đắk Lắk

Trường CĐ Đắk Lắk vừa được thành lập xác định mục tiêu định hướng trở thành trung tâm đào tạo thực hành nghề chất lượng cao vùng Tây nguyên.

Theo đó, UBND tỉnh Đắk Lắk cũng đã công bố quyết định bổ nhiệm ông Hoàng Minh Cương, nguyên Hiệu trưởng Trường CĐ Kỹ thuật Đắk Lắk, giữ chức Hiệu trưởng Trường CĐ Đắk Lắk, và 2 người khác giữ chức phó hiệu trưởng trường này.

Đại diện Sở Nội vụ Đắk Lắk trao quyết định của UBND tỉnh bổ nhiệm Ban giám hiệu Trường CĐ Đắk Lắk. C.T.V

Theo lãnh đạo Trường CĐ Đắk Lắk, trường xác định mục tiêu định hướng trở thành trường thực hiện chức năng trung tâm đào tạo thực hành nghề chất lượng cao ở vùng Tây nguyên trong giai đoạn 2025-2030. Hoạt động đào tạo của trường theo hướng toàn diện, đa dạng ngành nghề; quy mô đào tạo tăng đến 4.420 chỉ tiêu học sinh, sinh viên (gồm: 1.150 sinh viên cao đẳng, 1.325 học sinh trung cấp, 1.945 học sinh sơ cấp, dạy nghề ngắn hạn); 27 ngành nghề trình độ cao đẳng, 30 ngành nghề trình độ trung cấp, 44 nghề trình độ sơ cấp và dạy nghề ngắn hạn.

Trụ sở chính của Trường CĐ Đắk Lắk được đặt tại số 594 đường Lê Duẩn, P.Ea Tam; địa điểm đào tạo tại số 30 đường Y Ngông, P.Tân Tiến, TP.Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk.

Theo Trung Chuyên/Thanh niên

Tin cùng chuyên mục

Số lượng tuyển sinh giai đoạn 2014 - 2023 của đào tạo nghề trong hệ thống giáo dục nghề nghiệp cho thấy có tổng số hơn 21 triệu người học nghề. Trong đó trình độ CĐ đạt hơn 1,7 triệu người (chiếm 8,1%), trình độ trung cấp đạt 2,4 triệu người (chiếm 11,6%).
Tâm lý “học nghề là kém cỏi” đã dần bị loại bỏ bởi những thay đổi rõ nét trong xã hội ngày nay.
Nhu cầu nhân lực ngành công nghiệp vi mạch – bán dẫn đang rất “hot” và thiếu tại Việt Nam, một số trường cao đẳng, trung cấp đã có những chuyến tham quan, học hỏi và ký kết hợp tác đào tạo với một số trường ĐH tại Đài Loan nhằm tìm kiếm cơ hội hỗ trợ đào tạo nhân lực ngành bán dẫn, hỗ trợ học bổng, hỗ trợ việc làm và các chương trình trao đổi sinh viên, trao đổi học thuật giữa các trường Đài Loan - Việt Nam.
"Học gì để có việc làm?" - câu hỏi tưởng chừng đơn giản nhưng lại chất chứa biết bao trăn trở của các bạn trẻ đang đứng trước ngưỡng cửa chọn ngành, chọn trường. Trong bối cảnh thị trường lao động ngày càng cạnh tranh và biến động không ngừng, việc tìm kiếm một công việc ổn định, có thu nhập tốt đang ngày càng trở thành một bài toán khó.
Việc gặp nhiều hạn chế trong việc duy trì hoạt động khiến cho các trường cao đẳng hiện nay khó phát huy hết được năng lực, vị trí của mình.
Trong khi chờ những giải pháp đồng bộ, các trường cao đẳng hiện nay đã tìm nhiều cải tiến mới nhằm tìm lại chỗ đứng cho mình.
Trắc nghiệm ngành nghề
Trắc nghiệm ngành nghề
Học phí ngành Cơ khí thấp nhất chỉ từ 14,1 triệu, ra trường mức lương bao nhiêu?
Năm học tới, các trường đại học đào tạo ngành Cơ khí dự kiến áp dụng học phí thấp nhất từ 14,1 triệu đồng và cao nhất có thể lên tới 80 triệu đồng/năm hệ tiên tiến.