Doanh nghiệp tuyển dụng và tài trợ chi phí cho sinh viên học nghề ô tô

Đây là chương trình phối hợp đào tạo giữa trường CĐ Việt Nam và doanh nghiệp ô tô của Đức tại Việt Nam. Theo đó, sinh viên học nghề được tài trợ toàn bộ chi phí học tập và được hỗ trợ sinh hoạt phí.

Đây là chương trình Đào tạo nghề cho kỹ thuật viên tương lai do Mercedes-Benz Việt Nam, Trường CĐ Quốc tế Lilama 2 và Phòng Công nghiệp và Thương mại Đức (AHK) thực hiện, với mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho thị trường ô tô Việt Nam.

Thạc sĩ Nguyễn Khánh Cường, Hiệu trưởng Trường CĐ Quốc tế Limama 2, trao bằng tốt nghiệp cho sinh viên. L.H

Thạc sĩ Nguyễn Khánh Cường, Hiệu trưởng Trường CĐ Quốc tế Limama 2, cho biết: “Trường và Mercedes Việt Nam thực hiện chương trình này từ năm 2019 và đây là khóa tốt nghiệp thứ 2. Tổng số em tốt nghiệp của 2 khóa là 25. Hiện đang có 13 học viên các khóa 3 và 4. Các em được các nhà phân phối của doanh nghiệp này tài trợ toàn bộ chi phí học tập và một phần sinh hoạt phí".

Ông Bjoern Koslowski, phó đại diện của Phòng Công nghiệp và Thương mại Đức tại Việt Nam, trao chứng chỉ cho sinh viên. L.H

Theo ông Bradley Kelly, Tổng giám đốc Mercedes-Benz Việt Nam, doanh nghiệp này chủ động đào tạo nguồn nhân lực tay nghề cao và tư duy tốt thông qua chương trình Đào tạo nghề cho kỹ thuật viên tương lai từ nhiều năm nay. "Chúng tôi tin rằng chương trình đào tạo này sẽ góp phần xây dựng và phát triển thế hệ kỹ thuật viên chuyên nghiệp cho ngành ô tô Việt Nam trong thời gian tới", ông Kelly bày tỏ.

Được biết, chương trình này hướng đến mục tiêu cung cấp nguồn nhân lực có kỹ năng thực hành cao trên những dòng xe thế hệ mới cùng khả năng thích ứng nhanh với ngành công nghiệp ô tô đang không ngừng phát triển như hiện nay.

Học viên sau khi tốt nghiệp được nhận 4 chứng chỉ quốc tế từ AHK, Trường Lilama 2, Mercedes-Benz Việt Nam, đồng thời được đảm bảo việc làm tại các nhà phân phối chính thức của Mercedes-Benz trên toàn quốc.

Cô gái hiếm hoi của Trường Lilama 2 theo học nghề ô tô. MỸ QUYÊN

Có mặt tại lễ tốt nghiệp, Hoàng Thị Thương, nữ sinh duy nhất của khóa học, bày tỏ niềm vui vì sắp tới có thể tự tin làm việc với những kiến thức, kỹ năng mà mình đã được học.

"Tốt nghiệp THPT, em chưa có định hướng học gì nên đi làm công việc phổ thông để kiếm tiền. Khi biết đến chương trình, em đã đăng ký và được chọn. Bạn chung khóa với em đều là các anh đã từng tốt nghiệp ĐH, CĐ nên rất có năng lực học tập còn em vừa là nữ, vừa bắt đầu từ con số 0 nên khá vất vả", Thương tâm sự.

Thương cho biết thêm bản thân từ nhỏ đã được tiếp xúc với xe hơi do gia đình làm nghề sửa chữa ô tô. Vì thế, việc theo học nghề này vừa là "cơ duyên" vừa là "lựa chọn". Trước mắt, Thương sẽ làm công việc về kỹ thuật nhưng thời gian tới cô sẽ học tiếp chuyên môn về tư vấn dịch vụ xe hơi.

Nhiều trường CĐ phối hợp đào tạo với các hãng xe hơi

Tiến sĩ Lê Đình Kha, Hiệu trưởng Trường CĐ Kỹ thuật Cao Thắng, cho biết từ năm 2009 trường đã hợp tác với hãng xe Toyota tuyển sinh và đào tạo khóa ngắn hạn về ô tô, mỗi năm 2 lớp, mỗi lớp khoảng 20 sinh viên.

"Những sinh viên tham gia học khóa này phải tốt nghiệp ĐH, CĐ ngành công nghệ ô tô, học 6 tuần tại Trường CĐ Kỹ thuật Cao Thắng và 6 tuần tại các đại lý của Toyota. Tốt nghiệp, các em được cấp chứng chỉ và được ưu tiên tuyển dụng vào các đại lý của hãng", tiến sĩ Kha chia sẻ.

Tại Trường CĐ Cơ điện Hà Nội, từ năm 2016 Quỹ Toyota đã phối hợp với trường xây dựng nội dung đào tạo trên cơ sở tích hợp chương trình trung cấp công nghệ ô tô và chương trình đào tạo kỹ thuật Toyota. Sinh viên được tài trợ học phí 2 năm học và được ở miễn phí. Đến nay đã có 84 sinh viên tốt nghiệp sau 4 khóa.

Trong khi đó, hãng xe Vinfast hợp tác với Trường CĐ Lý Tự Trọng đào tạo 2 khóa, mỗi khóa 18 sinh viên ngành cơ điện tử và công nghệ ô tô. "Sinh viên học 1,5 năm tại trường còn 1,5 năm học tại Vinfast sẽ được doanh nghiệp này tài trợ chi phí đào tạo và sinh hoạt phí", tiến sĩ Phạm Hữu Lộc, Hiệu trưởng Trường CĐ Lý Tự Trọng, thông tin. 

Theo Mỹ Quyên/Thanh niên

Tin cùng chuyên mục

Khi luật Giáo dục 2019 có hiệu lực, nhiều trường CĐ sư phạm đã bị mất tên do sáp nhập với trường nghề hoặc trường ĐH. Cuối năm 2023, dự thảo quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục ĐH và sư phạm đưa ra lộ trình đến năm 2030 không còn đào tạo giáo viên tại các trường CĐ sư phạm và trường CĐ đa ngành.
Theo dự thảo của Bộ GD&ĐT, đến năm 2030 sẽ giảm hơn một nửa số trường cao đẳng sư phạm trên cả nước, chỉ còn khoảng 50 trường.
Cơ khí, điện tử, công nghệ thông tin là những nhóm ngành công nghiệp trọng điểm của TP.HCM với nhu cầu tuyển dụng lao động có tay nghề rất lớn, nhưng hiện số lượng đào tạo chưa đủ để đáp ứng.
Trường Cao đẳng Công thương TP.HCM cho biết sẽ tiếp tục nhận hồ sơ tuyển sinh 2 ngành: Thương mại điện tử và Thiết kế thời trang cho đến hết ngày 31/10/2023.
Bộ Công an đề xuất Thủ tướng sửa quy định nhằm cho phép ngành giữ lại ba trường cao đẳng, không xuống trung cấp vì “phát sinh nhiều thủ tục”.
Trường CĐ Kinh tế TP.HCM vừa nhận giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng chương trình đào tạo nghề logistics trình độ CĐ.
Trắc nghiệm ngành nghề
Trắc nghiệm ngành nghề