Bộ Công an đề xuất giữ lại ba trường cao đẳng

Bộ Công an đề xuất Thủ tướng sửa quy định nhằm cho phép ngành giữ lại ba trường cao đẳng, không xuống trung cấp vì “phát sinh nhiều thủ tục”. 

Mới đây, Bộ Công an có văn bản gửi Bộ LĐ-TB&XH tham vấn về việc đề nghị Thủ tướng giữ nguyên ba Trường cao đẳng Công an nhân dân gồm: Cao đẳng An ninh nhân dân I, Cao đẳng Cảnh sát nhân dân I và Cao đẳng Cảnh sát nhân dân II.

Theo Bộ Công an, Luật Giáo dục nghề nghiệp và các văn bản dưới luật quy định Bộ Công an phải hoàn chỉnh hồ sơ, đề án đề nghị Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH quyết định giải thể ba trường cao đẳng trên. Song song đó, xây dựng đề án trình Bộ trưởng Bộ Công an quyết định thành lập ba trường trung cấp Công an nhân dân.

Tuy nhiên, sau khi nghiên cứu, Bộ Công an nhận thấy việc giải thể các trường cao đẳng và thành lập trường trung cấp Công an nhân dân thực chất là tổ chức lại hệ cao đẳng thành trung cấp. Nếu làm đúng quy trình, việc này phát sinh nhiều thủ tục, mất nhiều thời gian và khó khăn trong công tác tổ chức, cán bộ, công tác đảng, điều động học viên và ảnh hưởng đến nhà trường.

Các sinh viên trường công an. Ảnh: Bộ Công an. Ảnh minh họa

Thêm vào đó, xu hướng chung là phát triển các trường trung cấp lên cao đẳng. Chủ trương chung là một đơn vị có thể thực hiện nhiều chức năng, trong khi nếu là trường trung cấp chỉ được đào tạo trình độ trung cấp, sơ cấp nghề.

“Ngoài ra, việc duy trì trường cao đẳng nhưng chỉ đào tạo trình độ trung cấp cũng không trái với quy định của pháp luật…”- Bộ Công an cho hay.

Vì vậy, Bộ Công an đề nghị Bộ LĐ-TB&XH cho ý kiến về quan điểm trên, để Bộ Công an báo cáo Thủ tướng điều chỉnh quyết định 106/2012 về phê duyệt đề án sắp xếp, tổ chức lại các cơ sở đào tạo thuộc Bộ Công an theo hướng giữ nguyên ba trường cao đẳng hiện nay.

Phúc đáp nội dung này, Bộ LĐ-TB&XH vừa có văn bản đồng ý với đề xuất của Bộ Công an, để “không làm gián đoạn, ảnh hưởng đến hoạt động của nhà trường”.

Theo P.Phong/ Pháp luật TP.HCM

Tin cùng chuyên mục

Khi luật Giáo dục 2019 có hiệu lực, nhiều trường CĐ sư phạm đã bị mất tên do sáp nhập với trường nghề hoặc trường ĐH. Cuối năm 2023, dự thảo quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục ĐH và sư phạm đưa ra lộ trình đến năm 2030 không còn đào tạo giáo viên tại các trường CĐ sư phạm và trường CĐ đa ngành.
Theo dự thảo của Bộ GD&ĐT, đến năm 2030 sẽ giảm hơn một nửa số trường cao đẳng sư phạm trên cả nước, chỉ còn khoảng 50 trường.
Cơ khí, điện tử, công nghệ thông tin là những nhóm ngành công nghiệp trọng điểm của TP.HCM với nhu cầu tuyển dụng lao động có tay nghề rất lớn, nhưng hiện số lượng đào tạo chưa đủ để đáp ứng.
Trường Cao đẳng Công thương TP.HCM cho biết sẽ tiếp tục nhận hồ sơ tuyển sinh 2 ngành: Thương mại điện tử và Thiết kế thời trang cho đến hết ngày 31/10/2023.
Đây là chương trình phối hợp đào tạo giữa trường CĐ Việt Nam và doanh nghiệp ô tô của Đức tại Việt Nam. Theo đó, sinh viên học nghề được tài trợ toàn bộ chi phí học tập và được hỗ trợ sinh hoạt phí.
Trường CĐ Kinh tế TP.HCM vừa nhận giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng chương trình đào tạo nghề logistics trình độ CĐ.
Trắc nghiệm ngành nghề
Trắc nghiệm ngành nghề