Ngành Kỹ thuật điện tử - viễn thông

Mã ngành: 7520207

Ngành Kỹ thuật điện tử - viễn thông là gì?

Ngành Kỹ thuật Điện tử - Viễn thông là ngành ứng dụng các công nghệ, kỹ thuật hiện đại tạo nên các thiết bị truyền thông và các thiết bị điện tử: Tivi, điện thoại di động, máy tính, các mạch điều khiển, hệ thống nhúng, ... nhằm xây dựng hệ thống thông tin liên lạc toàn cầu giúp cho việc trao đổi thông tin được thuận tiện hơn, xây dựng các hệ thống tự động giúp cho việc giao tiếp giữa người và máy thân thiện hơn, xây dựng hệ thống giám sát và điều khiển các thiết bị.

Học ngành Kỹ thuật điện tử - viễn thông là học gì?

Theo học ngành Kỹ thuật điện tử- viễn thông, sinh viên sẽ được đào tạo kiến thức chuyên môn về lĩnh vực điện tử, truyền thông và có khả năng tiếp cận với công nghệ kỹ thuật điện tử tiên tiến như mạng không dây; mạng truyền số liệu; vi ba số; hệ thống phát thanh truyền hình; công nghệ phân tích và xử lý tín hiệu, âm thanh, hình ảnh. Sinh viên có khả năng tiếp cận, nắm bắt các công nghệ kỹ thuật điện tử tiên tiến và hoạt động của mạng truyền thông hiện đại; đồng thời có khả năng thiết kế, xây dựng, khai thác, vận hành, sử dụng, bảo trì các thiết bị điện tử, thiết bị viễn thông.
 
Các môn học chuyên ngành tiêu biểu và đặc trưng của ngành Kỹ thuật điện tử - viễn thông mà sinh viên được tiếp cận như: Truyền dẫn số, xử lý âm thanh và hình ảnh, cơ sở kỹ thuật thông tin vô tuyến, cơ sở kỹ thuật mạng truyền thông, kỹ thuật phát thanh và truyền hình, an ninh mạng thông tin…

Học ngành Kỹ thuật điện tử - viễn thông ra trường làm gì?

Sinh viên học ngành này sau khi tốt nghiệp có thể làm các công việc như:

  • Chuyên viên tư vấn, thiết kế, vận hành, điều hành kỹ thuật tại các đài phát thanh, đài truyền hình, công ty tư vấn thiết kế mạng viễn thông, công ty thiết kế sản xuất vi mạch, công ty sản xuất các thiết bị điện tử viễn thông
  • Chuyên viên thiết kế, quy hoạch mạng và tối ưu mạng tại các công ty viễn thông
  • Chuyên viên thiết kế truyền dẫn, vận hành, bảo trì tại các công ty điện tử, viễn thông, công ty sản xuất phần mềm thế giới di động…
  • Có thể đảm nhận vai trò Giám đốc kỹ thuật, Trưởng bộ phận kỹ thuật tại các công ty, doanh nghiệp trong lĩnh vực điện tử, viễn thông, truyền thông.

Những tố chất phù hợp để theo học ngành Kỹ thuật điện tử - viễn thông

Để theo học và thành công ngành Kỹ thuật điện tử - viễn thông, các bạn cần sở hữu cho mình những tố chất sau đây:

  • Tư duy logic, thông minh và năng động
  • Kiên trì, nhẫn nại
  • Có mục tiêu và đam mê: 
  • Khả năng ngoại ngữ:
  • Khả năng làm việc theo nhóm:
CÁC TRƯỜNG TUYỂN SINH NGÀNH Kỹ thuật điện tử - viễn thông

Xét điểm thi tốt nghiệp THPT

STT Tên Trường Điểm chuẩn
2021 2022
1 Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông cơ sở 2, TP.HCM 22.7 21
2 Trường Đại học Bách Khoa - ĐHQG TP.HCM 25.6 60
3 Trường Đại học Công nghệ TP.HCM 19 17
4 Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp - Đại học Thái Nguyên 16 16
5 Phân hiệu Trường Đại học Giao thông Vận tải tại TP.HCM 21.95 21.1
6 Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông 25.65 25.6
7 Trường Đại học Quốc Tế - ĐHQG TP.HCM 21.5 21
8 Trường Đại học Phạm Văn Đồng 15 0
9 Trường Đại học Giao thông Vận tải TP.HCM 23.6 15
10 Trường Đại học Giao thông Vận tải 24.35 24.1
11 Trường Đại Học Bách Khoa - Đại Học Đà Nẵng 25.25 23.5
12 Trường Đại học Quốc Tế - ĐHQG TP.HCM 21.5 21
13 Trường Đại học Tôn Đức Thắng 31 31
14 Trường Đại học Văn Hiến 16.05 21.35
15 Trường Đại Học Bách Khoa - Đại Học Đà Nẵng 21.5 0
16 Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - ĐHQG TP.HCM 23 24.25
17 Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - ĐHQG TP.HCM 25.35 24.25
18 Trường Đại học Sài Gòn 21 22.3
19 Trường Đại học Vinh 18 17
20 Trường Đại học Giao thông Vận tải TP.HCM 19 15
21 Trường Đại học Bách khoa Hà Nội 26.8 24.5
22 Trường Đại học Thủ Dầu Một 15 15
23 Trường Đại học Bách khoa Hà Nội 26.8 24.5
24 Trường Đại học Bách khoa Hà Nội 25.13 23.15
25 Trường Đại học Tôn Đức Thắng 31 27