Xét tuyển vào Trường ĐH Sư phạm TP.HCM: Nhiều phương thức yêu cầu học lực giỏi

Trường ĐH Sư phạm TP.HCM công bố điều kiện nhận hồ sơ xét tuyển các ngành đào tạo chính quy năm 2024.

Thí sinh tham dự kỳ thi đánh giá năng lực chuyên biệt để xét tuyển vào Trường ĐH Sư phạm TP.HCM năm nay. NHẬT THỊNH

2 nhóm phương thức xét tuyển

Năm 2024, ngoài việc sử dụng tối đa 10% chỉ tiêu của từng ngành để xét tuyển thẳng, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM có các phương thức theo 2 nhóm: xét tuyển, xét tuyển kết hợp thi tuyển.

Đối với nhóm xét tuyển, trường ưu tiên xét tuyển và xét tuyển học sinh lớp chuyên (tối đa từ 10 - 20% chỉ tiêu các ngành); Xét tuyển bằng kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 (không áp dụng đối với ngành giáo dục mầm non và giáo dục thể chất, tối thiểu từ 15 - 60% chỉ tiêu các ngành); Xét tuyển bằng kết quả học tập THPT (không áp dụng đối với ngành giáo dục mầm non và giáo dục thể chất, tối đa 10% chỉ tiêu các ngành).

Đối với nhóm kết hợp xét tuyển và thi tuyển, sẽ có hình thức khác nhau theo các ngành.

Đối với ngành giáo dục mầm non và giáo dục thể chất có 2 cách xét tuyển: Xét tuyển bằng kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 và điểm thi năng khiếu do Trường ĐH Sư phạm TP.HCM tổ chức (chiếm tối thiểu 60% chỉ tiêu của từng ngành); Xét tuyển bằng kết quả học tập THPT và điểm thi năng khiếu do Trường ĐH Sư phạm TP.HCM tổ chức (chiếm tối đa 10% chỉ tiêu của từng ngành).

Đối với các ngành còn lại, xét tuyển dựa vào kết quả học tập THPT kết hợp với kết quả kỳ thi đánh giá năng lực chuyên biệt do Trường ĐH Sư phạm TP.HCM hoặc Trường ĐH Sư phạm Hà Nội tổ chức (tối đa 30-50% chỉ tiêu của từng ngành).

Điều kiện nhận hồ sơ từng phương thức

Theo đó, nhóm 1 gồm các phương thức xét tuyển, điều kiện nhận hồ sơ cụ thể như sau:

Phương thức ưu tiên xét tuyển và xét tuyển thí sinh là học sinh lớp chuyên. Diện ưu tiên xét tuyển chỉ áp dụng đối với thí sinh tốt nghiệp THPT năm 2024. Riêng thí sinh ưu tiên xét tuyển ngành giáo dục mầm non phải tham gia kỳ thi năng khiếu do trường tổ chức và phải đạt từ 6,5 điểm trở lên.

Diện xét tuyển thí sinh là học sinh lớp chuyên chỉ áp dụng đối với thí sinh tốt nghiệp THPT năm 2024 và có học lực lớp 12 chuyên xếp loại giỏi. Thí sinh xét tuyển ngành giáo dục mầm non và giáo dục thể chất phải tham gia kỳ thi năng khiếu do trường tổ chức và phải đạt từ 6,5 điểm trở lên.

Phương thức sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2024 (phương thức này áp dụng với tất cả các ngành trừ giáo dục mầm non và giáo dục thể chất). Ngưỡng điểm đảm bảo chất lượng đầu vào và điều kiện nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển được thông báo chính thức sau khi Bộ GD-ĐT xác định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào ĐH căn cứ kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024.

Phương thức xét tuyển kết quả học tập THPT (áp dụng với tất cả các ngành trừ giáo dục mầm non và giáo dục thể chất). Phương thức xét tuyển này chỉ áp dụng đối với thí sinh tốt nghiệp THPT năm 2024 đồng thời phải thỏa 1 trong 2 điều kiện: Có học lực lớp 12 xếp loại giỏi; Có điểm xét tốt nghiệp THPT từ 8,0 trở lên.

Thí sinh tham dự kỳ thi đánh giá năng lực chuyên biệt năm nay. NHẬT THỊNH

Nhóm 2 là phương thức kết hợp thi tuyển và xét tuyển, điều kiện nhận hồ sơ cụ thể như sau:

Với ngành giáo dục mầm non trình độ ĐH, thí sinh phải tham gia kỳ thi năng khiếu do Trường ĐH Sư phạm TP.HCM tổ chức và có kết quả đạt từ 5,0 điểm trở lên.

Với thí sinh xét tuyển sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2024, ngưỡng điểm đảm bảo chất lượng đầu vào và điều kiện nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển được thông báo sau khi Bộ GD-ĐT xác định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào ĐH căn cứ kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024.

Đối với thí sinh xét tuyển bằng kết quả học tập THPT, chỉ áp dụng đối với thí sinh tốt nghiệp THPT năm 2024 đồng thời phải thỏa 1 trong 2 điều kiện sau: Có học lực lớp 12 xếp loại giỏi; Có điểm xét tốt nghiệp THPT từ 8,0 trở lên.

Với ngành giáo dục mầm non trình độ CĐ, thí sinh phải tham gia kỳ thi năng khiếu do Trường ĐH Sư phạm TP.HCM tổ chức và có kết quả đạt từ 5,0 điểm trở lên.

Thí sinh xét tuyển sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2024, trường sẽ công bố ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào và điều kiện nhận hồ sơ sau theo quy định của Bộ. Thí sinh xét tuyển sử dụng kết quả học tập THPT, trường chỉ nhận hồ sơ với thí sinh tốt nghiệp THPT năm 2024 đồng thời phải thỏa 1 trong 2 điều kiện sau: Có học lực lớp 12 xếp loại khá; Có điểm xét tốt nghiệp THPT từ 6,5 trở lên.

Với ngành giáo dục thể chất, thí sinh phải tham gia kỳ thi năng khiếu do Trường ĐH Sư phạm TP.HCM tổ chức và có kết quả đạt từ 5,0 điểm trở lên. Thí sinh xét tuyển sử dụng kết quả học tập THPT năm 2024 đồng thời thỏa thêm 1 trong các điều kiện sau: Có học lực lớp 12 xếp loại khá trở lên; Có điểm xét tốt nghiệp THPT từ 6,5 trở lên; Là vận động viên cấp 1, kiện tướng, vận động viên đã từng đoạt huy chương tại Hội khỏe Phù Đổng, các giải trẻ quốc gia và quốc tế hoặc giải vô địch quốc gia và quốc tế có điểm thi năng khiếu do trường tổ chức đạt loại xuất sắc (từ 9,0 trở lên theo thang điểm 10,0).

Nhóm 3 là phương thức xét tuyển sử dụng kết quả học tập THPT kết hợp thi đánh giá năng lực chuyên biệt.

Phương thức xét tuyển này chỉ áp dụng đối với thí sinh tốt nghiệp THPT năm 2024, tham gia kỳ thi đánh giá năng lực chuyên biệt do Trường ĐH Sư phạm TP.HCM hoặc Trường ĐH Sư phạm Hà Nội tổ chức; có kết quả môn chính đạt từ 5,0 điểm trở lên; đồng thời phải thỏa 1 trong 2 điều kiện sau: Có học lực lớp 12 xếp loại giỏi; Có điểm xét tốt nghiệp THPT từ 8,0 trở lên.

Năm nay, phương thức phương thức xét tuyển sử dụng kết quả học tập THPT kết hợp thi đánh giá năng lực chuyên biệt của Trường ĐH Sư phạm TP.HCM áp dụng với các ngành gồm: sư phạm toán học, sư phạm tin học, công nghệ thông tin, sư phạm vật lý, vật lý học, sư phạm hóa học, hóa học, sư phạm sinh học, sư phạm ngữ văn, văn học, Việt Nam học, sư phạm tiếng Anh, ngôn ngữ Anh, sư phạm tiếng Trung Quốc, ngôn ngữ Trung Quốc, sư phạm tiếng Pháp, ngôn ngữ Pháp, sư phạm tiếng Nga, ngôn ngữ Nga, ngôn ngữ Nhật, ngôn ngữ Hàn Quốc, giáo dục tiểu học, giáo dục đặc biệt, giáo dục công dân, giáo dục chính trị, giáo dục quốc phòng - an ninh, sư phạm công nghệ và sư phạm khoa học tự nhiên, giáo dục học, quản lý giáo dục, sinh học ứng dụng.

Theo Hà Ánh/ Thanh niên

Tin cùng chuyên mục

Năm 2025, nhiều trường đại học lớn khu vực phía Nam thông báo bỏ phương án xét tuyển bằng kết quả học tập (học bạ) bậc THPT, vì sao?.
Trường Đại học FPT sẽ bổ sung thêm các ngành học mới, phương thức tuyển sinh mới trong công tác tuyển sinh năm 2025.
Còn có hiện tượng giáo viên, học sinh hiểu một cách cứng nhắc cấu trúc, tính chất của đề tham khảo...
Theo nhiều ý kiến chuyên gia, việc xem xét bãi bỏ hoặc giảm tỷ lệ xét tuyển sớm vào đại học là cần thiết...
Năm 2025, dù có thêm môn tin học và công nghệ trong số các môn khoa học tự nhiên để lựa chọn thi tốt nghiệp THPT nhưng xu hướng học sinh chọn môn khoa học xã hội vẫn cao.
Theo Hiệp hội các trường ĐH, CĐ Việt Nam, Bộ GD&ĐT cần loại bỏ các phương thức tuyển sinh không bảo đảm chất lượng đầu vào và quy định thống nhất các tổ hợp xét tuyển, kiên quyết loại các tổ hợp "lạ".
Trắc nghiệm ngành nghề
Trắc nghiệm ngành nghề
Các ngành công nghiệp số cốt lõi nào được đẩy mạnh đào tạo nhân lực?
Bên cạnh ngành công nghiệp bán dẫn, các ngành công nghệ số cốt lõi đã được Chính phủ chỉ đạo đẩy mạnh đào tạo nhân lực đến năm 2030, định hướng đến năm 2050.