Thí sinh có được đăng ký nguyện vọng mới bằng điểm học bạ lên hệ thống?

Trong thời điểm này, một số trường ĐH thông báo tiếp tục nhận đăng ký xét tuyển bằng điểm học bạ và điểm thi đánh giá năng lực trên hệ thống xét tuyển của Bộ GD-ĐT ngoài phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT. Điều này là đúng hay sai?

Theo quy định của Bộ GD-ĐT, các trường ĐH phải hoàn thành công tác xét tuyển sớm và thông báo kết quả cho thí sinh, đồng thời cập nhật danh sách thí sinh đủ điều kiện trúng tuyển sớm lên hệ thống xét tuyển trước 17 giờ ngày 10.7.

Và bắt đầu từ ngày 17.7, thí sinh có thể thấy các nguyện vọng đã trúng tuyển sớm của mình trên hệ thống để đăng ký. Các em cũng có thể sử dụng phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT để đăng ký nguyện vọng mới. Tuy nhiên, nhiều thí sinh thắc mắc liệu có thể xét nguyện vọng mới bằng điểm học bạ và điểm thi đánh giá năng lực hay không?

Thí sinh có được đăng ký nguyện vọng mới bằng điểm học bạ lên hệ thống?

Thí sinh có thể sử dụng điểm học bạ và đánh giá năng lực để đăng ký xét tuyển nguyện vọng mới lên hệ thống. NHẬT THỊNH

Tiến sĩ Nguyễn Trung Nhân, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM, cho biết: "Từ năm 2023, Bộ GD-ĐT thay đổi kỹ thuật xét tuyển, đó là khi đăng ký xét tuyển lên hệ thống, thí sinh không cần phải chọn phương thức và tổ hợp môn. Điều này có nghĩa những thí sinh chưa trúng tuyển sớm trước đó hoàn toàn có thể tiếp tục đăng ký nguyện vọng, hệ thống sẽ vẫn lựa chọn tổ hợp môn và phương thức nào có số điểm cao nhất để xét (bao gồm cả điểm thi tốt nghiệp THPT, điểm học bạ, điểm thi đánh giá năng lực). Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân khiến năm 2023 phát sinh việc phải kéo dài thời gian xét tuyển thêm 2 ngày".

Tiến sĩ Nhân lý giải năm 2023 phải kéo dài thời gian xét tuyển 2 ngày, là do hệ thống cùng lúc phải xử lý quá nhiều luồng dữ liệu: trúng tuyển sớm, xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT, xét tuyển mới bằng học bạ, điểm thi đánh giá năng lực... nên bị quá tải. Bộ GD-ĐT phải trả dữ liệu về cho các trường để các trường tự xử lý, sau đó cập nhật danh sách trúng tuyển bằng học bạ và điểm thi đánh giá năng lực lên và lúc đó hệ thống mới tiếp tục lọc ảo để cho ra kết quả cuối cùng.

Theo ông Nhân, các trường nhận đăng ký xét tuyển bằng điểm học bạ và điểm đánh giá năng lực trong thời điểm này phần lớn là do trước đó chưa nhận đủ hồ sơ xét tuyển sớm.

Thạc sĩ Nguyễn Thị Mai Bình, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Hùng Vương (TP.HCM), cho biết: "Để được tiếp tục xét tuyển mới bằng điểm học bạ và điểm thi đánh giá năng lực cùng lúc với xét điểm thi tốt nghiệp THPT trên hệ thống, ngay từ đầu các trường ĐH phải ghi rõ trong đề án tuyển sinh công khai cho thí sinh và gửi Bộ GD-ĐT".

Đồng thời, thạc sĩ Bình lưu ý nếu thí sinh có điểm thi tốt nghiệp THPT thấp hơn điểm sàn xét tuyển, cơ hội đậu bằng phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT thấp thì vẫn có thể sử dụng điểm đánh giá năng lực và điểm học bạ để đăng ký trên hệ thống. Tuy nhiên, không phải trường nào cũng nhận thời điểm này nên các em phải đọc kỹ thông tin xét tuyển của các trường.

Theo Mỹ Quyên/ Thanh niên

 

Tin cùng chuyên mục

Theo nhiều ý kiến chuyên gia, việc xem xét bãi bỏ hoặc giảm tỷ lệ xét tuyển sớm vào đại học là cần thiết...
Năm 2025, dù có thêm môn tin học và công nghệ trong số các môn khoa học tự nhiên để lựa chọn thi tốt nghiệp THPT nhưng xu hướng học sinh chọn môn khoa học xã hội vẫn cao.
Theo Hiệp hội các trường ĐH, CĐ Việt Nam, Bộ GD&ĐT cần loại bỏ các phương thức tuyển sinh không bảo đảm chất lượng đầu vào và quy định thống nhất các tổ hợp xét tuyển, kiên quyết loại các tổ hợp "lạ".
Sau khi Bộ GD-ĐT công bố dự thảo tuyển sinh đại học 2025, trong đó, chỉ tiêu tối đa dành cho phương thức xét tuyển sớm chỉ còn 20%, nhiều học sinh đã cân nhắc lại, gấp rút thay đổi việc chọn lựa phương thức xét tuyển.
Công nghệ và Tin học là 2 môn thi tự chọn được đưa vào Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025.
Theo các chuyên gia điểm học bạ không thực chất, ảo nhiều, theo thời gian học sinh viên không theo kịp chương trình, rơi rụng…khiến các đại học thất thu, nên đã dần "quay lưng" với xét tuyển học bạ.
Trắc nghiệm ngành nghề
Trắc nghiệm ngành nghề
Các ngành công nghiệp số cốt lõi nào được đẩy mạnh đào tạo nhân lực?
Bên cạnh ngành công nghiệp bán dẫn, các ngành công nghệ số cốt lõi đã được Chính phủ chỉ đạo đẩy mạnh đào tạo nhân lực đến năm 2030, định hướng đến năm 2050.