Vì sao ngành công nghệ thông tin có nhiều thí sinh đăng ký?

Số liệu xét tuyển năm nay cho thấy công nghệ thông tin là một trong số những ngành thu hút nhiều thí sinh đăng ký ở nhiều trường. Vì sao ngành học này thu hút nhiều thí sinh quan tâm?

Vì sao ngành công nghệ thông tin có nhiều thí sinh đăng ký?

Sinh viên Trường ĐH Công nghệ thông tin TP.HCM học tiếng Nhật trong Phòng học thông minh. HÀ ÁNH

Theo thông tin từ hệ thống tuyển sinh của Bộ GD-ĐT, Trường ĐH Công nghệ thông tin TP.HCM có nhiều ngành thu hút thí sinh. Trong đó, một số ngành có nhiều thí sinh đăng ký so với chỉ tiêu như: kỹ thuật phần mềm, khoa học máy tính, thương mại điện tử…

Đáng chú ý, công nghệ thông tin là ngành dẫn đầu danh sách về số lượng thí sinh đăng ký nguyện vọng theo phương thức xét tuyển dựa vào điểm thi tốt nghiệp THPT. Trong đó, chỉ tính riêng nguyện vọng 1, số thí sinh đăng ký xét tuyển ngành này nhiều gấp 28 lần so với chỉ tiêu.

Bên cạnh đó, ngành công nghệ thông tin (Việt Nhật) cũng có số thí sinh đăng ký xét tuyển cao hơn nhiều lần so với chỉ tiêu.

Số liệu đăng ký xét tuyển từ nhiều trường cho thấy công nghệ thông tin cũng là một trong những ngành có nhiều thí sinh đăng ký vào các trường như: Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM, Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM, Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM…

Tiến sĩ Nguyễn Lưu Thùy Ngân, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Công nghệ thông tin TP.HCM, cho biết công nghệ thông tin là ngành học không chỉ thu hút người học mà còn có nhu cầu tuyển dụng cao. Nhiều doanh nghiệp đặt vấn đề tuyển dụng nhưng trường chưa đáp ứng đủ yêu cầu. Rất nhiều sinh viên từ năm thứ 3 đã tham gia làm việc cho các doanh nghiệp… Đặc biệt là ngành công nghệ thông tin (Việt Nhật) khi ngành này hiện chỉ tuyển khoảng 80 sinh viên/năm.

Cũng theo tiến sĩ Thùy Ngân, ngành công nghệ thông tin (Việt Nhật) có đặc thù đào tạo riêng hướng người học đến thị trường lao động Nhật Bản hoặc các doanh nghiệp tại Việt Nam có yếu tố Nhật Bản. Sinh viên học ngành này đang nhận được nhiều sự quan tâm. Chẳng hạn, Chính phủ và nhân dân Nhật Bản gần đây tài trợ Phòng học thông minh thuộc chương trình Viện trợ không hoàn lại cấp cơ sở về văn hoá. Phòng học này được trang bị các thiết bị máy tính cao cấp với trị giá gần 2 tỉ đồng để sinh viên học tập tiếng Nhật, bắt đầu đưa vào sử dụng từ đầu năm học mới 2022-2023.

PGS-TS Bùi Hoài Thắng, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Bách khoa TP.HCM, cũng cho biết ngành công nghệ thông tin (chất lượng cao tăng cường tiếng Nhật) là một trong những ngành được nhiều thí sinh đăng ký năm nay. Qua mỗi năm tuyển sinh, số lượng thí sinh đăng ký xét tuyển và điểm chuẩn đều tăng lên. Khi tốt nghiệp, sinh viên ngành học này đạt chuẩn đầu ra tiếng Nhật trình độ N3.

Theo Hà Ánh/TNO

 

Tin cùng chuyên mục

Nếu thí sinh thực sự mong muốn theo học các trường khối công an, thí sinh phải đăng ký đó là nguyện vọng 1 trên hệ thống xét tuyển của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Mức điểm nhận hồ sơ xét tuyển ngành Quân sự cơ sở năm 2024 của Trường Sĩ quan Lục quân 1 và Trường Sĩ quan Lục quân 2: Đào tạo Đại học: 15,0 điểm; Đào tạo Cao đẳng: 10,0 điểm.
Điểm sàn chỉ với mức 15 điểm cùng nhiều gói học bổng hấp dẫn đang là “điểm nhấn” của các trường đại học tốp dưới nhằm tạo cơ hội cho các thí sinh trong cuộc chạy đua tuyển sinh năm nay.
Các trường ĐH đồng loạt công bố điểm sàn theo phương thức xét tuyển điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024. Mức điểm nhận hồ sơ được ghi nhận ở các trường hiện dao động từ 15 - 24 điểm. Liệu có ngành nào điểm chuẩn trúng tuyển sẽ bằng với mức điểm nhận hồ sơ?
Hàng loạt ngành học ở nhiều trường đại học tại TP.HCM lấy điểm sàn chỉ từ 15, theo tổ hợp ba môn thi tốt nghiệp THPT năm 2024.
Trong thời điểm này, một số trường ĐH thông báo tiếp tục nhận đăng ký xét tuyển bằng điểm học bạ và điểm thi đánh giá năng lực trên hệ thống xét tuyển của Bộ GD-ĐT ngoài phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT. Điều này là đúng hay sai?
Trắc nghiệm ngành nghề
Trắc nghiệm ngành nghề