Vì sao khối trường kinh tế mở ngành Khoa học máy tính?

Trường Đại học Ngoại thương vừa công bố dự kiến mở ngành Khoa học Máy tính, Chương trình đào tạo Khoa học máy tính, Khoa học Dữ liệu trong Kinh tế và Kinh doanh; tuyển sinh bắt đầu từ năm nay. Tương tự, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân cũng dự kiến mở các ngành đào tạo hệ cử nhân và hệ kĩ sư.

Nhận được thông tin này, nhiều chuyên gia cũng như dư luận băn khoăn vì Trường Đại học Ngoại thương, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân vốn có truyền thống đào tạo chuyên sâu về lĩnh vực kinh tế. Trong khi Khoa học máy tính, Khoa học dữ liệu là ngành về công nghệ thông tin.

Tại Hội thảo lấy ý kiến mở ngành học này do Trường Đại học Ngoại thương tổ chức, PGS.TS Phạm Thu Hương, Phó hiệu trưởng nhà trường cho biết trường đã chuẩn bị mở ngành Khoa học máy tính, Khoa học Dữ liệu trong Kinh tế và Kinh doanh từ 3 năm trước. Sau 3 năm triển khai khảo sát và mở các chương trình vệ tinh thăm dò thị trường, nhà trường nhận thấy nhu cầu từ phía đơn vị sử dụng lao động và người lao động rất lớn.

Ngoài ra, xu hướng giáo dục trên thế giới, các trường top đầu trên thế giới cũng đã có sự liên ngành giữa kinh tế, kinh doanh và công nghệ mạnh mẽ. Đến nay, tại các trường đại học hàng đầu thế giới, cũng phát triển các ngành phát triển khoa học công nghệ trong lĩnh vực kinh tế, kinh doanh. Bên cạnh đó, việc mở ngành học này xuất phát từ chính nhu cầu của các trường đại học, từ quan điểm xã hội đã thay đổi theo thời gian.

PGS.TS Vũ Thị Hiền, Trưởng phòng Đào tạo Trường Đại học Ngoại thương cho hay, mục đích xây dựng chương trình của nhà trường mở và linh hoạt để đáp ứng nhu cầu thị trường. Khi xây dựng chương trình, nhà trường đối sánh với các chương trình đào tạo không chỉ trong nước mà cả với nước ngoài. Đồng thời, cũng xem ở bậc THPT học sinh học gì để xây dựng chương trình.

Theo đó, Chương trình Cử nhân Khoa học Máy tính, Khoa học Dữ liệu trong Kinh tế và Kinh doanh tại Trường Đại học Ngoại thương được thiết kế nhằm mục đích cung cấp cho sinh viên những kiến thức, kỹ năng liên ngành; trang bị cho sinh viên những hiểu biết sâu sắc về máy tính, công nghệ, phân tích dữ liệu, nguyên tắc kinh tế và chiến lược kinh doanh. Sự kết hợp độc đáo giữa các ngành này sẽ đáp ứng được nhu cầu của thị trường việc làm hiện đại và xu thế phát triển trong thời đại cách mạng công nghiệp.

Dự kiến, ngành Khoa học Máy tính, Khoa học học Dữ liệu trong Kinh tế và Kinh doanh sẽ được trường Đại học Ngoại thương tuyển sinh trong năm 2024. Chương trình đào tạo với tổng 136 tín chỉ, gồm khối kiến thức đại cương; khối kiến thức chuyên nghiệp; học phần thực tế, thực tập; học phần tốt nghiệp. Trong đó, học phần thực tế, thực tập chiếm 9 tín chỉ.

Theo Nghiêm Huê/ Tiền Phong

 

Tin cùng chuyên mục

Nếu thí sinh thực sự mong muốn theo học các trường khối công an, thí sinh phải đăng ký đó là nguyện vọng 1 trên hệ thống xét tuyển của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Mức điểm nhận hồ sơ xét tuyển ngành Quân sự cơ sở năm 2024 của Trường Sĩ quan Lục quân 1 và Trường Sĩ quan Lục quân 2: Đào tạo Đại học: 15,0 điểm; Đào tạo Cao đẳng: 10,0 điểm.
Điểm sàn chỉ với mức 15 điểm cùng nhiều gói học bổng hấp dẫn đang là “điểm nhấn” của các trường đại học tốp dưới nhằm tạo cơ hội cho các thí sinh trong cuộc chạy đua tuyển sinh năm nay.
Các trường ĐH đồng loạt công bố điểm sàn theo phương thức xét tuyển điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024. Mức điểm nhận hồ sơ được ghi nhận ở các trường hiện dao động từ 15 - 24 điểm. Liệu có ngành nào điểm chuẩn trúng tuyển sẽ bằng với mức điểm nhận hồ sơ?
Hàng loạt ngành học ở nhiều trường đại học tại TP.HCM lấy điểm sàn chỉ từ 15, theo tổ hợp ba môn thi tốt nghiệp THPT năm 2024.
Trong thời điểm này, một số trường ĐH thông báo tiếp tục nhận đăng ký xét tuyển bằng điểm học bạ và điểm thi đánh giá năng lực trên hệ thống xét tuyển của Bộ GD-ĐT ngoài phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT. Điều này là đúng hay sai?
Trắc nghiệm ngành nghề
Trắc nghiệm ngành nghề