Tuyển sinh ĐH: Điểm chuẩn chênh lệch bao nhiêu so với điểm sàn?

Căn cứ trên phổ điểm thi tốt nghiệp THPT và chỉ tiêu, hội đồng tuyển sinh các trường ĐH đã cân nhắc và đưa ra điểm sàn xét tuyển. Đến thời điểm này, mức điểm ở hầu hết các trường nằm trong khoảng 15 - 23 điểm.

Bộ GD-ĐT đã công bố ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào 2 khối ngành đào tạo đặc thù là sư phạm và khoa học sức khỏe. Hầu hết các trường ĐH cũng công bố điểm sàn - mức điểm tối thiểu nhận hồ sơ xét tuyển từ kết quả thi tốt nghiệp THPT 2023. Mức điểm sàn này là một trong những cơ sở quan trọng giúp thí sinh (TS) cân nhắc, quyết định việc đăng ký và sắp xếp thứ tự nguyện vọng xét tuyển từ nay đến trước 17 giờ ngày 30.7.

Thí sinh đang trong giai đoạn đăng ký, điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển sau khi các trường ĐH lần lượt công bố điểm sàn. ĐÀO NGỌC THẠCH

Tuy nhiên, thực tế điểm sàn được các trường công bố đang ở nhiều mức khác nhau. Một số trường công bố điểm sàn nhiều ngành ở mức trên 20. Chẳng hạn, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM có điểm nhận hồ sơ ở mức khá cao, từ 19 - 23 điểm. Trong đó, 4 ngành xét tuyển từ mức 23 điểm - cao hơn điểm sàn theo quy định chung của Bộ GD-ĐT 4 điểm, gồm: sư phạm toán học, sư phạm vật lý, sư phạm hóa học, sư phạm ngữ văn, sư phạm tiếng Anh, ngôn ngữ Anh, ngôn ngữ Hàn Quốc, tâm lý học.

Trường ĐH Mở TP.HCM cũng có 4 ngành xét từ mức điểm 22 trở lên, gồm: marketing, kinh doanh quốc tế, quản trị nhân lực, logistics và quản lý chuỗi cung ứng. Trong khi đó, ngay cùng trường này nhiều ngành điểm sàn chỉ ở mức 16 như: công nghệ sinh học, quản lý xây dựng, công nghệ sinh học (chất lượng cao)…

Nên đăng ký thành 3 nhóm nguyện vọng

Thạc sĩ Cù Xuân Tiến cho rằng TS nếu đã đủ điều kiện trúng tuyển sớm vào ngành, trường mình mong muốn, chỉ cần đăng ký nguyện vọng 1 ngành, trường đó lên hệ thống thì chắc chắn sẽ trúng tuyển. Nếu vẫn muốn tiếp tục xét tuyển bằng điểm thi THPT, TS cần tìm hiểu kỹ thông tin tuyển sinh của các trường ở phương thức này và tham khảo điểm chuẩn các năm trước để có sự lựa chọn phù hợp. Đồng thời phải sắp xếp thứ tự nguyện vọng đã trúng tuyển sớm theo ưu tiên từ cao xuống thấp để đảm bảo trúng tuyển ngành yêu thích.

Theo thạc sĩ Cù Xuân Tiến, TS nên đăng ký thành 3 nhóm nguyện vọng: Các ngành yêu thích có điểm chuẩn năm trước cao hơn điểm thi bản thân (2 - 3 nguyện vọng); các ngành yêu thích điểm chuẩn ngang với điểm thi (2 - 4 nguyện vọng); các ngành yêu thích điểm chuẩn thấp hơn điểm thi (2 - 3 nguyện vọng).

3 nhóm này chưa tính các nguyện vọng đã đủ điều kiện trúng tuyển ở các phương thức khác.

Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM cũng công bố điểm sàn nhiều ngành từ mức 22 điểm như: công nghệ thông tin, khoa học dữ liệu, logistics và quản lý chuỗi cung ứng, hệ thống thông tin quản lý. Mức điểm nhận hồ sơ thấp nhất của trường này là 17.

Trong khi đó, nhiều trường áp dụng 1 mức điểm sàn cho tất cả các ngành của trường. Ví dụ, Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM nhận hồ sơ từ 18 điểm; Trường ĐH Tài chính - Marketing từ mức 19 điểm. Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM xét từ 18 điểm các ngành đối với cơ sở TP.HCM và 17 điểm các ngành phân hiệu Quảng Ngãi.

Đáng chú ý là điểm sàn của Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM. Năm nay trường công bố nhận hồ sơ xét tuyển theo 3 mức, cao nhất là 2 ngành đào tạo giáo viên với 19 điểm. Ngược lại, trường nhận hồ sơ hàng loạt ngành ở mức 15 điểm cho 3 môn theo tổ hợp môn (gồm điểm ưu tiên khu vực và đối tượng nếu có). So với điểm chuẩn đợt 1 phương thức thi tốt nghiệp THPT 2022 thì điểm sàn năm nay có sự chênh lệch khá nhiều. Năm ngoái, điểm bình quân các TS trúng tuyển vào trường là 24,3. Số ngành có điểm trúng tuyển trên mức 24 là 24 ngành, trong đó 16 ngành có điểm trúng tuyển trên mức 25. Ngành cao điểm nhất là công nghệ thông tin hệ đại trà với điểm chuẩn 26,75.

Tuyển sinh ĐH: Điểm chuẩn chênh lệch bao nhiêu so với điểm sàn?

Các trường ĐH tiếp tục công bố điểm sàn xét tuyển bằng kết quả thi tốt nghiệp THPT. ĐÀO NGỌC THẠCH

Điểm chuẩn sẽ ra sao ?

Theo dự báo của các trường ĐH, điểm chuẩn trúng tuyển nhiều ngành đều cao hơn điểm sàn xét tuyển được công bố.

Thạc sĩ Lê Phan Quốc, Phó trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, cho rằng điểm chuẩn phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT 2023 vào các ngành của trường năm nay có thể không khác so với năm 2022. Năm ngoái, điểm chuẩn các ngành của trường này dao động 20,03 - 28,25 điểm. Trong đó ngành lấy cao nhất là sư phạm ngữ văn với 28,25 điểm, kế đến là sư phạm toán học 27.

Thạc sĩ Cù Xuân Tiến, Trưởng phòng Tuyển sinh và Công tác sinh viên Trường ĐH Kinh tế - Luật (ĐH Quốc gia TP.HCM), đưa ra những dự báo chung và dự báo riêng. Nhận định chung, theo thạc sĩ Tiến, các môn toán, lý có phổ điểm thấp hơn so với năm 2022; các môn tiếng Anh, sinh, văn, sử, địa, giáo dục công dân có phổ điểm cao hơn. Riêng phổ điểm môn toán, số TS đạt từ 8 điểm đã giảm mạnh, chỉ bằng 2/3 so với năm 2022. Năm 2023, chỉ tiêu xét tuyển theo điểm tốt nghiệp THPT của các trường ĐH cũng giảm do chỉ tiêu theo các tiêu chí khác tăng lên. Do đó khả năng năm nay điểm chuẩn sẽ có xu hướng giảm nhẹ đối với tổ hợp xét tuyển A00 (toán, lý, hóa) và tăng nhẹ đối với các khối với tổ hợp xét tuyển A1 (toán, lý, Anh); khối D1 (toán, văn, Anh); D07 (toán, hóa, Anh); khối B (toán, hóa, sinh).

Lưu ý để đừng "từ trúng thành trượt"

Tiến sĩ Phạm Như Nghệ, Phó vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH (Bộ GD-ĐT), cho biết việc đăng ký xét tuyển ĐH năm 2023 sẽ kết thúc vào 17 giờ ngày 30.7. "Đăng ký, điều chỉnh nguyện vọng ra sao là quyền của TS, không trường nào được "ép" TS đặt nguyện vọng trúng tuyển sớm lên đầu tiên, hay yêu cầu nhập học sớm", tiến sĩ Nghệ cảnh báo điều này tại Ngày hội tư vấn lựa chọn nguyện vọng xét tuyển ĐH, CĐ 2023 diễn ra ngày 22.7 do Báo Tuổi Trẻ tổ chức ở TP.HCM,

Bên cạnh đó, dù đã được các trường thông báo trúng tuyển sớm, TS cũng phải đăng ký ở hệ thống chung của Bộ GD-ĐT để được công nhận, nếu không sẽ "từ trúng thành trượt". "Hệ thống hỗ trợ TS trúng tuyển vào nguyện vọng cao nhất trong số những nguyện vọng đã đăng ký và đủ điều kiện trúng tuyển", ông Nghệ lưu ý.

Về quy chế tuyển sinh ĐH năm 2023, tiến sĩ Phạm Như Nghệ thông tin một quy định mới về việc cộng điểm ưu tiên theo khu vực, đối tượng. Cụ thể, với những trường hợp đạt từ 22,5 điểm trở lên (theo tổng điểm 3 môn khối xét tuyển - PV), điểm cộng sẽ giảm dần và về 0 ở mức tối đa là 30 điểm. "Điều chỉnh này nhằm đảm bảo công bằng giữa các TS", ông Nghệ khẳng định.

Ngọc Long

Nhận định riêng về Trường ĐH Kinh tế - Luật, thạc sĩ Tiến cho hay: "Do trường xét các tổ hợp A00, A01, D01, D07 nên năm nay khả năng điểm chuẩn sẽ tương đương năm 2022 hoặc giảm nhẹ, nhưng những ngành "hot" như kinh doanh quốc tế, thương mại điện tử, kinh tế quốc tế, marketing có nhiều TS quan tâm thì điểm chuẩn khả năng sẽ không giảm. Tuy nhiên, việc điểm chuẩn tăng giảm còn tùy thuộc vào số lượng và chất lượng điểm của TS đăng ký vào ngành tương ứng". Năm ngoái, điểm chuẩn chương trình cao nhất trường ĐH này là thương mại điện tử với 27,55 điểm; thấp nhất là luật (luật tài chính ngân hàng - chất lượng cao tăng cường tiếng Pháp) 23,4 điểm.

Tuy nhiên, thực tế tuyển sinh các năm cho thấy TS có điểm thi bằng điểm sàn vẫn có cơ hội trúng tuyển nhiều ngành của trường. Trường hợp này xảy ra với nhiều ngành thuộc nhóm trường ĐH ngoài công lập. Với nhóm trường ĐH công lập, nhiều ngành ít TS quan tâm cũng có điểm chuẩn bằng hoặc cao hơn điểm sàn không nhiều. 

Theo Hà Ánh/TNO

Tin cùng chuyên mục

Năm 2025, nhiều trường đại học lớn khu vực phía Nam thông báo bỏ phương án xét tuyển bằng kết quả học tập (học bạ) bậc THPT, vì sao?.
Trường Đại học FPT sẽ bổ sung thêm các ngành học mới, phương thức tuyển sinh mới trong công tác tuyển sinh năm 2025.
Còn có hiện tượng giáo viên, học sinh hiểu một cách cứng nhắc cấu trúc, tính chất của đề tham khảo...
Theo nhiều ý kiến chuyên gia, việc xem xét bãi bỏ hoặc giảm tỷ lệ xét tuyển sớm vào đại học là cần thiết...
Năm 2025, dù có thêm môn tin học và công nghệ trong số các môn khoa học tự nhiên để lựa chọn thi tốt nghiệp THPT nhưng xu hướng học sinh chọn môn khoa học xã hội vẫn cao.
Theo Hiệp hội các trường ĐH, CĐ Việt Nam, Bộ GD&ĐT cần loại bỏ các phương thức tuyển sinh không bảo đảm chất lượng đầu vào và quy định thống nhất các tổ hợp xét tuyển, kiên quyết loại các tổ hợp "lạ".
Trắc nghiệm ngành nghề
Trắc nghiệm ngành nghề
Các ngành công nghiệp số cốt lõi nào được đẩy mạnh đào tạo nhân lực?
Bên cạnh ngành công nghiệp bán dẫn, các ngành công nghệ số cốt lõi đã được Chính phủ chỉ đạo đẩy mạnh đào tạo nhân lực đến năm 2030, định hướng đến năm 2050.