Tuyển sinh ĐH 2023: Hai nhóm trường hỗ trợ lọc ảo cùng Bộ GD&ĐT

Thông tin từ Đại học (ĐH) Quốc gia TPHCM và ĐH Bách khoa Hà Nội cho biết năm nay, hai đơn vị này tiếp tục tổ chức lọc ảo theo nhóm trường phía Nam và nhóm trường phía Bắc song song với quá trình lọc ảo của Bộ GD&ĐT.

PGS.TS Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH, Bộ GD&ĐT cho biết, năm nay Bộ sẽ tổ chức lọc ảo hỗ trợ các trường 6 lần, từ ngày 15 đến 20/8. Kết quả cuối cùng được Bộ trả về để các trường công bố điểm chuẩn cho thí sinh trước 17h00 ngày 22/8.

Thí sinh tham dự ngày Hội tư vấn đăng ký nguyện vọng xét tuyển ĐH 2023. Ảnh: Mạnh Thắng

Phần mềm hệ thống tiếp tục được hoàn thiện nhằm giảm thiểu những sai sót và giải quyết những vướng mắc, tồn tại ở những năm trước. Bộ GD&ĐT tích hợp, kết nối dữ liệu trên hệ thống để xét tuyển từ kết quả thi tốt nghiệp THPT, học bạ THPT, kết quả thi đánh giá năng lực, tư duy cho đến kết quả xét tuyển sớm. Qua đó tạo thuận lợi cho thí sinh và cơ sở đào tạo.

Năm nay, thí sinh chỉ đăng ký xét tuyển theo mã ngành học/trường học, không phải đăng ký theo các tổ hợp hay phương thức xét tuyển. Khi đăng ký lên hệ thống, thí sinh sẽ trúng tuyển vào 1 nguyện vọng duy nhất và cao nhất.

Điểm mới thứ hai là việc xác nhận kết quả thi, điều kiện ưu tiên, đối tượng ưu tiên năm nay cũng dựa trên dữ liệu kết nối với Dữ liệu quốc gia về dân cư của Bộ Công an. Thí sinh năm nay không phải đi xin xác nhận của các địa phương mà có thể xem trực tiếp trên đó và địa phương cũng sẽ duyệt các khu vực ưu tiên, đối tượng ưu tiên trên đó.

PGS. TS Lê Đình Nam, Phó Trưởng phòng Tuyển sinh, ĐH Bách khoa Hà Nội cho biết, năm nay nhóm tuyển lọc ảo miền Bắc giữ ổn định số trường tham gia là 58. Nhóm trường phía Bắc tiến hành lọc ảo 6 lần.

Ông Dương Tôn Thái Dương, Phó Trưởng Ban Đào tạo, ĐH Quốc gia TPHCM thông tin, nhóm lọc ảo miền Nam năm nay có 86 trường tham gia, với 10 lần lọc ảo. Trong đó, ngày đầu và ngày cuối cùng mỗi ngày 1 lần, 4 ngày còn lại lọc ảo 2 lần trước và sau khi Bộ GD&ĐT tiến hành lọc ảo.

Nói về vấn đề lọc ảo dẫn đến những sai sót như năm 2022, ông Dương cho hay, thực tế không phải do phần mềm lọc ảo của Bộ hay của nhóm trường mà do dữ liệu các trường tải lên hệ thống không đúng theo “phom” quy định của Bộ GD&ĐT. Vì vậy giữa hệ thống của trường và của Bộ có sự “lệch pha”, không quét được hết dữ liệu cho thí sinh. Rút kinh nghiệm, năm nay, Bộ đã có chỉ đạo, hỗ trợ các trường.

Bộ GD&ĐT lưu ý, phần mềm chỉ hỗ trợ lọc ảo và không làm thay nhiệm vụ xét tuyển của nhà trường. Trường ĐH chủ động thực hiện công tác xét tuyển, hoặc phối hợp thành nhóm trường trong công tác chạy phần mềm xét tuyển.

Kết thúc thời gian đăng ký nguyện vọng trên hệ thống chung, năm nay, cả nước có trên 300 nghìn thí sinh không xét tuyển ĐH.

Theo Nghiêm Huê/ Tiền Phong

Tin cùng chuyên mục

Nếu thí sinh thực sự mong muốn theo học các trường khối công an, thí sinh phải đăng ký đó là nguyện vọng 1 trên hệ thống xét tuyển của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Mức điểm nhận hồ sơ xét tuyển ngành Quân sự cơ sở năm 2024 của Trường Sĩ quan Lục quân 1 và Trường Sĩ quan Lục quân 2: Đào tạo Đại học: 15,0 điểm; Đào tạo Cao đẳng: 10,0 điểm.
Điểm sàn chỉ với mức 15 điểm cùng nhiều gói học bổng hấp dẫn đang là “điểm nhấn” của các trường đại học tốp dưới nhằm tạo cơ hội cho các thí sinh trong cuộc chạy đua tuyển sinh năm nay.
Các trường ĐH đồng loạt công bố điểm sàn theo phương thức xét tuyển điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024. Mức điểm nhận hồ sơ được ghi nhận ở các trường hiện dao động từ 15 - 24 điểm. Liệu có ngành nào điểm chuẩn trúng tuyển sẽ bằng với mức điểm nhận hồ sơ?
Hàng loạt ngành học ở nhiều trường đại học tại TP.HCM lấy điểm sàn chỉ từ 15, theo tổ hợp ba môn thi tốt nghiệp THPT năm 2024.
Trong thời điểm này, một số trường ĐH thông báo tiếp tục nhận đăng ký xét tuyển bằng điểm học bạ và điểm thi đánh giá năng lực trên hệ thống xét tuyển của Bộ GD-ĐT ngoài phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT. Điều này là đúng hay sai?
Trắc nghiệm ngành nghề
Trắc nghiệm ngành nghề