Tuyển sinh ĐH 2023: Dự báo điểm chuẩn ngành hot tăng

Một số chuyên gia nhận định điểm chuẩn những ngành “hot” đối với phương thức xét kết quả thi tốt nghiệp THPT năm nay tăng.

Đại học (ĐH) Bách khoa Hà Nội vừa thông tin dự báo điểm chuẩn xét tuyển theo phương thức kết quả kỳ thi đánh giá tư duy năm nay dựa trên phổ điểm và xu hướng lựa chọn ngành học của thí sinh. Điểm chuẩn dự báo trên thang 100 điểm bao gồm điểm thi Đánh giá tư duy, điểm ưu tiên (điểm khu vực, đối tượng) và điểm thưởng chứng chỉ ngoại ngữ. Điểm sàn đối với phương thức xét này dự kiến là 50 điểm.

Ngày hội tư vấn tuyển sinh tháng 3/2023. Ảnh: Nghiêm Huê

Khác với năm 2022, năm nay, tất cả các ngành đào tạo của ĐH Bách khoa Hà Nội có dành chỉ tiêu xét kết quả thi tốt nghiệp THPT. Tổng chỉ tiêu tuyển sinh hệ ĐH chính quy là 7.985 sinh viên, trong đó 15-20% cho phương thức xét tuyển tài năng, 85-90% xét tuyển theo điểm thi (bao gồm tốt nghiệp THPT và Đánh giá tư duy).

Về phương thức xét kết quả thi tốt nghiệp THPT, PGS.TS Nguyễn Phong Điền, Phó Giám đốc ĐH Bách khoa Hà Nội, nhận định điểm chuẩn của phương thức này năm nay không thấp, dù có nhiều người nhận định ngược lại. Theo ông Điền, đề thi năm nay phân hóa mạnh, tức thí sinh đạt được 9-10 điểm rất khó còn phổ điểm trung bình khá sẽ nhiều (mức điểm chuẩn phổ biến là 23-25). Nhưng do chỉ tiêu dành cho phương thức này không nhiều, những ngành "hot" mức độ cạnh tranh cao nên ông Điền cho rằng điểm chuẩn năm nay tương đương năm ngoái hoặc tăng một chút.

PGS.TS Bùi Đức Triệu, Trưởng phòng Quản lý Đào tạo, Trường ĐH Kinh tế Quốc dân, dự đoán, năm nay, điểm chuẩn ĐH theo phương thức xét tuyển điểm thi tốt nghiệp THPT sẽ giữ ổn định như năm ngoái. Đối với các ngành thu hút được nhiều sự quan tâm như Marketing, Kinh doanh quốc tế, Logistics, Quản lý chuỗi cung ứng..., thí sinh phải đạt trên 28 điểm trong kỳ thi tốt nghiệp THPT mới có cơ hội trúng tuyển.

Năm nay, Trường ĐH Kinh tế Quốc dân dành chỉ tiêu cho phương thức xét tuyển bằng kết quả thi tốt nghiệp THPT còn 25% nên điểm chuẩn không thể giảm. Điểm chuẩn cũng rất khó để tăng bởi năm ngoái, một số ngành top đầu có điểm chuẩn lên tới 28 điểm.

“Điểm chuẩn dự đoán sẽ dao động trong một biên độ rất nhỏ, khoảng 0,25 - 0,5 điểm so với năm ngoái”, ông Triệu nói. Về phương thức xét tuyển sớm, năm nay do số lượng thi đánh giá năng lực nhiều hơn nhưng số điểm cao không nhiều nên điểm chuẩn giảm. Năm ngoái lấy trung bình 94 điểm thì năm nay còn 90.

Ông Triệu cho rằng thí sinh cân nhắc đăng ký vào các ngành “hot” như Kinh doanh quốc tế, Kinh tế quốc tế..., còn những ngành như Tài chính ngân hàng năm nay bớt “hot” nhưng vẫn điểm cao. Năm ngoái điểm chuẩn các ngành “hot” là 28 điểm; năm nay các em phải vượt 27 điểm trở lên mới đỗ vào ngành này.

Chia sẻ với phóng viên, TS Phạm Thái Sơn, Giám đốc Tuyển sinh, Trường ĐH Công Thương TPHCM, nhận định, năm nay, điểm chuẩn sẽ thấp hơn năm ngoái ở các trường top trung bình, từ 1- 2 điểm.

Trong khi đó, điểm chuẩn của các trường ĐH nhóm top trên vẫn cao như năm ngoái, trong khoảng từ 24 - 28 điểm, hoặc có cao hơn chút ít. Các ngành thuộc nhóm xét tuyển tổ hợp C00 (Văn, Sử, Địa), C04 (Toán, Văn, Địa lý), C03 (Văn, Toán, Lịch sử)… dự đoán điểm chuẩn sẽ cao, từ mức 25 - 29 điểm mới đỗ được vào những trường top trên.

Ông Sơn dự đoán điểm chuẩn xét theo điểm thi tốt nghiệp THPT tại Trường ĐH Công Thương TPHCM sẽ thấp hơn năm 2022 chừng 0,25 - 1,0 điểm.

Theo Nghiêm Huê/Tiền Phong

Tin cùng chuyên mục

Theo nhiều ý kiến chuyên gia, việc xem xét bãi bỏ hoặc giảm tỷ lệ xét tuyển sớm vào đại học là cần thiết...
Năm 2025, dù có thêm môn tin học và công nghệ trong số các môn khoa học tự nhiên để lựa chọn thi tốt nghiệp THPT nhưng xu hướng học sinh chọn môn khoa học xã hội vẫn cao.
Theo Hiệp hội các trường ĐH, CĐ Việt Nam, Bộ GD&ĐT cần loại bỏ các phương thức tuyển sinh không bảo đảm chất lượng đầu vào và quy định thống nhất các tổ hợp xét tuyển, kiên quyết loại các tổ hợp "lạ".
Sau khi Bộ GD-ĐT công bố dự thảo tuyển sinh đại học 2025, trong đó, chỉ tiêu tối đa dành cho phương thức xét tuyển sớm chỉ còn 20%, nhiều học sinh đã cân nhắc lại, gấp rút thay đổi việc chọn lựa phương thức xét tuyển.
Công nghệ và Tin học là 2 môn thi tự chọn được đưa vào Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025.
Theo các chuyên gia điểm học bạ không thực chất, ảo nhiều, theo thời gian học sinh viên không theo kịp chương trình, rơi rụng…khiến các đại học thất thu, nên đã dần "quay lưng" với xét tuyển học bạ.
Trắc nghiệm ngành nghề
Trắc nghiệm ngành nghề
Các ngành công nghiệp số cốt lõi nào được đẩy mạnh đào tạo nhân lực?
Bên cạnh ngành công nghiệp bán dẫn, các ngành công nghệ số cốt lõi đã được Chính phủ chỉ đạo đẩy mạnh đào tạo nhân lực đến năm 2030, định hướng đến năm 2050.