Tuyển sinh đại học 2022: Nguy cơ đậu thành rớt mà lỗi không do thí sinh

Sáng qua 18.9, Bộ GD-ĐT mở hệ thống để thí sinh xác nhận nhập học trực tuyến, nhưng lại xảy ra nhiều sự cố khiến thí sinh hoang mang.

Võ Thị Huỳnh Như, cựu học sinh (HS) Trường THPT Đại Ngãi (H.Long Phú, Sóc Trăng), đăng ký 8 nguyện vọng nhưng trên hệ thống của Bộ GD-ĐT chỉ hiện 4 nguyện vọng; phần tên ngành, mã ngành… đều bị bỏ trống thông tin. Trước đó, Huỳnh Như tra cứu thông tin trên website của Trường ĐH Cửu Long và được xác nhận đỗ nguyện vọng 1 tại trường nhưng trên hệ thống của Bộ lại báo trượt.

“Em đã gọi vào số hotline, bên tư vấn nói phần thông tin bị trống và các nguyện vọng còn lại sẽ được cập nhật trong 2 - 3 ngày tới. Còn việc đậu nguyện vọng 1 rồi mà hệ thống báo trượt thì em phải liên hệ với Trường ĐH Cửu Long để giải quyết”, nữ sinh cho biết. Đến trưa qua, Huỳnh Như vào lại tài khoản thì phần “Tra cứu kết quả xét tuyển sinh” đã bị mất, không tra cứu được.

Minh chứng thí sinh bị thay đổi phương thức xét tuyển. T.R

Trần Đăng Khoa, cựu HS Trường THPT Bùi Thị Xuân (TP.Biên Hòa, Đồng Nai), khi đăng nhập vào hệ thống để xác nhận nhập học thì phần tra cứu kết quả lại hiện đến 5 - 6 thông báo giống nhau. “Em không biết phải chọn như thế nào vì các dòng ấy đều giống nhau. Em chọn đại một dòng bấm xác nhận, sau đó trang tự tải lại thì chỉ còn 1 dòng bình thường”, nam sinh thông tin.

Một trường hợp khác, B.T.K.K, cựu HS Trường THPT Chu Văn An (TP.Móng Cái, Quảng Ninh), đã trúng tuyển bằng phương thức xét học bạ và nhận giấy báo nhập học vào Trường ĐH Hạ Long, nhưng khi vào hệ thống của Bộ để xác nhận trực tuyến thì lại nhận kết quả trượt. K. đã liên hệ với với số hotline nhưng vẫn chưa được giải quyết. Nữ sinh lo lắng: “Trên hệ thống ghi em trượt và không có nút bấm xác nhận nhập học. Ngày 25.9 em phải đến trường làm thủ tục nhập học theo giấy báo. Em không biết là không xác nhận trực tuyến được thì có ảnh hưởng gì đến kết quả của em không”.

Trớ trêu hơn, Thái Thành Rạng, cựu HS Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm (H.Châu Thành, An Giang), bị thay đổi phương thức xét tuyển trước khi Bộ mở hệ thống xác nhận nhập học.

Cụ thể, ngày 19.8, Thành Rạng đăng ký nguyện vọng vào Trường ĐH An Giang (ĐH Quốc gia TP.HCM) bằng phương thức xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT 2022. Ngày 10.9, Thành Rạng thanh toán lệ phí nguyện vọng, vì sợ rủi ro, nam sinh có chụp ảnh lại làm minh chứng. Đến ngày 13.9, khi vào kiểm tra thông tin thì Rạng phát hiện phương thức xét tuyển bị thay đổi thành ưu tiên xét tuyển theo quy định của ĐH Quốc gia TP.HCM. “Em gọi vào số hotline thì họ nói sẽ chuyển trường hợp của em lên Bộ để giải quyết, có kết quả sẽ gọi lại. Nhưng em đã chờ 3 ngày rồi, ngày 20.9 em phải xác nhận nhập học, phương thức xét tuyển bị thay đổi thế này là em rớt thật”, nam sinh nói.

Theo Thúy Hằng/TNO

 

Tin cùng chuyên mục

Nếu thí sinh thực sự mong muốn theo học các trường khối công an, thí sinh phải đăng ký đó là nguyện vọng 1 trên hệ thống xét tuyển của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Mức điểm nhận hồ sơ xét tuyển ngành Quân sự cơ sở năm 2024 của Trường Sĩ quan Lục quân 1 và Trường Sĩ quan Lục quân 2: Đào tạo Đại học: 15,0 điểm; Đào tạo Cao đẳng: 10,0 điểm.
Điểm sàn chỉ với mức 15 điểm cùng nhiều gói học bổng hấp dẫn đang là “điểm nhấn” của các trường đại học tốp dưới nhằm tạo cơ hội cho các thí sinh trong cuộc chạy đua tuyển sinh năm nay.
Các trường ĐH đồng loạt công bố điểm sàn theo phương thức xét tuyển điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024. Mức điểm nhận hồ sơ được ghi nhận ở các trường hiện dao động từ 15 - 24 điểm. Liệu có ngành nào điểm chuẩn trúng tuyển sẽ bằng với mức điểm nhận hồ sơ?
Hàng loạt ngành học ở nhiều trường đại học tại TP.HCM lấy điểm sàn chỉ từ 15, theo tổ hợp ba môn thi tốt nghiệp THPT năm 2024.
Trong thời điểm này, một số trường ĐH thông báo tiếp tục nhận đăng ký xét tuyển bằng điểm học bạ và điểm thi đánh giá năng lực trên hệ thống xét tuyển của Bộ GD-ĐT ngoài phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT. Điều này là đúng hay sai?
Trắc nghiệm ngành nghề
Trắc nghiệm ngành nghề