Trường ĐH thành lập Quỹ Vườn ươm khởi nghiệp 20 tỉ đồng

Một trường ĐH đã thành lập Quỹ Vườn ươm khởi nghiệp để hỗ trợ và thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo của sinh viên trong trường.

Sáng 14.3, Trường ĐH Hùng Vương TP.HCM đã công bố ra mắt Quỹ Vườn ươm khởi nghiệp - DHV Incubator, với số vốn ban đầu là 20 tỉ đồng.

Tiến sĩ Trần Việt Anh, Phó hiệu trưởng phụ trách Trường ĐH Hùng Vương TP.HCM, cho biết: "Quỹ này được thành lập với mục đích hỗ trợ và thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo trong sinh viên của trường. Đây cũng là một trong các hoạt động để trường thực hiện định hướng ứng dụng và chuyển giao công nghệ, góp phần vào việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực mà trường đào tạo nhằm đáp ứng nhu cầu cho doanh nghiệp và xã hội".

Sinh viên ngành quản trị kinh doanh Trường ĐH Hùng Vương TP.HCM. P.T

Theo tiến sĩ Việt Anh, trường sẽ tiếp tục kêu gọi các doanh nghiệp và cựu sinh viên thành công của trường đóng góp tài chính, ý tưởng để trước mắt hỗ trợ sinh viên tham gia vào cuộc thi khởi nghiệp do trường tổ chức.

Cùng ngày, đại diện Cục Quản lý chất lượng, Bộ GD-ĐT, Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục, Hiệp hội các trường ĐH, CĐ Việt Nam đã công bố quyết định và trao giấy chứng nhận kiểm định chất lượng giáo dục cho 3 chương trình đào tạo của Trường ĐH Hùng Vương TP.HCM.

Đó là 3 chương trình đào tạo của các ngành công nghệ thông tin, tài chính-ngân hàng và quản trị kinh doanh đạt  kiểm định chất lượng giáo dục theo theo bộ tiêu chuẩn gồm 11 tiêu chuẩn và 50 tiêu chí quy định tại Thông tư số 4 của Bộ GD-ĐT.

Đại diện Bộ GD-ĐT và Trung tâm kiểm định trao giấy chứng nhận cho lãnh đạo trường và các khoa có 3 ngành được kiểm định chất lượng giáo dục. MỸ QUYÊN

Có mặt tại buổi lễ, PGS-TS Huỳnh Văn Chương, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng Bộ GD-ĐT, nhìn nhận: "Trong các vấn đề của tự chủ ĐH thì việc công khai cam kết chất lượng giáo dục và đào tạo, các điều kiện đảm bảo chất lượng và kiểm định chất lượng chính là yếu tố quan trọng để trường ĐH thực hiện giải trình với xã hội. Và trong tất cả các nền tảng để phát triển một trường ĐH, điều quan trọng nhất vẫn là hướng đến người học, nâng cao chất lượng đào tạo để sinh viên ra trường có việc làm, có năng lực cạnh tranh trong thị trường lao động với mức thu nhập tốt".

Theo Mỹ Quyên/TNO

Tin cùng chuyên mục

Ngày 21/9, dự án "SCOSNA" của Trường ĐH Hùng Vương TP.HCM đã xuất sắc giành được Giải Nhất của cuộc thi khởi nghiệp "UNIIC DEMO DAY 2023” diễn ra ở Malysia.
Bằng chính câu chuyện khởi nghiệp từ thủa sinh viên của mình, các đàn anh, đàn chị, và chuyên gia đã chia sẻ những kinh nghiệm quý báu của mình.
Bên cạnh những lợi thế, sinh viên gặp nhiều khó khăn, trắc trở khi khởi nghiệp như khó cân bằng việc học và việc quản lý cơ sở khởi nghiệp của mình. Có sinh viên khởi nghiệp chệch hẳn với nghề dẫn đến hoang mang…
Trong ngồn ngộn các dự án khởi nghiệp của sinh viên, nhiều dự án đã thành công. Để có được thành công bước đầu, các ông bà chủ trẻ phải có kỹ năng để vượt qua rất nhiều rào cản và cả những giây phút chông chênh...
Thay vì đi làm thêm, làm thuê, nhiều sinh viên đang theo học tại các trường đại học, cao đẳng nhen nhóm giấc mơ làm ông bà chủ. Phong trào khởi nghiệp khi còn ngồi trên giảng đường đang nở rộ. Nhiều sinh viên nhanh chóng thành công nhưng cũng không ít bạn trẻ đứt gánh giữa đường, xôi hỏng bỏng không…
Khởi nghiệp với nghề làm đồ lưu niệm và trang trí từ đất sét, Trần Thạch Thảo (ngụ P.Xuân Khánh, Q.Ninh Kiều, TP.Cần Thơ) thu nhập từ 10 - 20 triệu đồng/tháng.
Trắc nghiệm ngành nghề
Trắc nghiệm ngành nghề
Tra cứu điếm thi