Trường ĐH Kinh tế-luật (ĐH Quốc gia TP.HCM) tuyển sinh ngành mới

Với việc sáp nhập Khoa Chính trị-Hành chính (ĐH Quốc gia TP.HCM), từ năm 2024 Trường ĐH Kinh tế-luật (ĐH Quốc gia TP.HCM) bắt đầu tuyển sinh ngành mới quản lý công.

Thí sinh tham dự kỳ thi đánh giá năng lực ĐH Quốc gia TP.HCM. NGỌC DƯƠNG

Năm 2024, Trường ĐH Kinh tế-luật (ĐH Quốc gia TP.HCM) tuyển sinh theo 5 phương thức, dự kiến tăng chỉ tiêu và mở ngành thêm ngành quản lý công.

Phương thức 1 là xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển thẳng (tối đa 5% tổng chỉ tiêu).

Trong đó, phương thức 1a gồm xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển theo quy chế tuyển sinh ĐH chính quy của Bộ GD-ĐT.

Phương thức 1b gồm ưu tiên xét tuyển thẳng học sinh giỏi, tài năng theo quy định ĐH Quốc gia TP.HCM.

Phương thức 2 là ưu tiên xét tuyển theo quy định của ĐH Quốc gia TP.HCM (tối đa 20% tổng chỉ tiêu).

Phương thức 3 là xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT 2024 (30-50% tổng chỉ tiêu).

Phương thức 4 là xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi đánh giá năng lực do ĐH Quốc gia TP.HCM tổ chức năm 2024 (tối đa 50% tổng chỉ tiêu).

Phương thức 5 là xét tuyển dựa trên kết quả chứng chỉ quốc tế kết hợp với kết quả học THPT hoặc xét chứng chỉ SAT/ACT/bằng tú tài quốc tế (IB)/ chứng chỉ A-Level. Phương thức này áp dụng cho tối đa 10% tổng chỉ tiêu, trong đó không quá 50% tổng chỉ tiêu của các chương trình giảng dạy bằng tiếng Anh.

Thông tin tuyển sinh từng ngành của trường như bảng sau:

Thạc sĩ Cù Xuân Tiến, Trưởng phòng Tuyển sinh và Công tác sinh viên, cho biết năm 2024 tổng chỉ tiêu tuyển sinh ĐH chính quy dự kiến của trường là 2.600 (tăng 200 chỉ tiêu so với năm 2023).

Đồng thời, cũng theo thạc sĩ Cù Xuân Tiến, trường bắt đầu nhận nhiệm vụ tuyển sinh ngành quản lý công theo quyết định của Giám đốc ĐH Quốc gia TP.HCM về việc sáp nhập bộ môn khoa học hành chính và quản trị từ Khoa Chính trị-Hành chính (ĐH Quốc gia TP.HCM). Chương trình đào tạo kết hợp kiến thức khoa học hành chính và quản trị. Sinh viên sẽ được đào tạo và phát triển năng lực lãnh đạo, điều hành, khả năng tư duy, phân tích cũng như tổng hợp thông tin phục vụ cho hoạt động lãnh đạo và quản lý nhà nước, phân tích các vấn đề liên quan đến chính sách công.

Theo Hà Ánh/ Thanh niên

Tin cùng chuyên mục

Nếu thí sinh thực sự mong muốn theo học các trường khối công an, thí sinh phải đăng ký đó là nguyện vọng 1 trên hệ thống xét tuyển của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Mức điểm nhận hồ sơ xét tuyển ngành Quân sự cơ sở năm 2024 của Trường Sĩ quan Lục quân 1 và Trường Sĩ quan Lục quân 2: Đào tạo Đại học: 15,0 điểm; Đào tạo Cao đẳng: 10,0 điểm.
Điểm sàn chỉ với mức 15 điểm cùng nhiều gói học bổng hấp dẫn đang là “điểm nhấn” của các trường đại học tốp dưới nhằm tạo cơ hội cho các thí sinh trong cuộc chạy đua tuyển sinh năm nay.
Các trường ĐH đồng loạt công bố điểm sàn theo phương thức xét tuyển điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024. Mức điểm nhận hồ sơ được ghi nhận ở các trường hiện dao động từ 15 - 24 điểm. Liệu có ngành nào điểm chuẩn trúng tuyển sẽ bằng với mức điểm nhận hồ sơ?
Hàng loạt ngành học ở nhiều trường đại học tại TP.HCM lấy điểm sàn chỉ từ 15, theo tổ hợp ba môn thi tốt nghiệp THPT năm 2024.
Trong thời điểm này, một số trường ĐH thông báo tiếp tục nhận đăng ký xét tuyển bằng điểm học bạ và điểm thi đánh giá năng lực trên hệ thống xét tuyển của Bộ GD-ĐT ngoài phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT. Điều này là đúng hay sai?
Trắc nghiệm ngành nghề
Trắc nghiệm ngành nghề