Trường đại học Ngoại thương công bố phương thức tuyển sinh năm 2023

Trong thông tin chung về các phương thức tuyển sinh năm 2023, ĐH Ngoại thương cho biết sẽ giữ ổn định 6 phương thức tuyển sinh đại học chính quy như năm 2022.

Thí sinh tham gia kỳ thi tốt nghiệp THPT. Ảnh minh họa

Điểm mới trong tuyển sinh năm nay, nhà trường cũng thông báo bắt đầu tuyển sinh ngành Kinh tế chính trị, chương trình Kinh tế chính trị quốc tế tại trụ sở chính Hà Nội.

Tổng chỉ tiêu dự kiến tuyển sinh đại học chính quy năm 2023 của ĐH Ngoại thương là 4.100 sinh viên cho cả trụ sở chính Hà Nội và các cơ sở trực thuộc.

Cụ thể, các phương thức tuyển sinh năm 2023 dự kiến của trường ĐH Ngoại thương cụ thể như sau:

Phương thức 1: Xét tuyển dựa trên kết quả học tập THPT dành cho thí sinh tham gia/đoạt giải trong kỳ thi học sinh giỏi/thi khoa học kỹ thuật quốc gia, đoạt giải (nhất, nhì, ba) trong kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh/thành phố lớp 11 hoặc 12 và thí sinh thuộc hệ chuyên của trường THPT trọng điểm quốc gia/THPT chuyên. Thời gian tuyển sinh dự kiến của phương thức này là từ ngày 22 đến 31/5. Kết quả tuyển sinh sẽ công bố trước khi thí sinh thi tốt nghiệp THPT.

Phương thức 2: Xét tuyển kết hợp giữa chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế và kết quả học tập/chứng chỉ năng lực quốc tế dành cho thí sinh hệ chuyên và hệ không chuyên, áp dụng cho các chương trình giảng dạy bằng tiếng Anh và các chương trình chất lượng cao Ngôn ngữ thương mại. Phương thức này cũng tuyển sinh từ ngày 22 đến 31/5. Kết quả tuyển sinh sẽ công bố trước khi thí sinh thi tốt nghiệp THPT.

Phương thức 3: Xét tuyển kết hợp giữa chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế và kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2023, áp dụng cho các chương trình giảng dạy bằng tiếng Anh và Ngôn ngữ thương mại. Thời gian tuyển sinh dự kiến là vào cuối tháng 7, ngay sau khi thí sinh có kết quả thi tốt nghiệp THPT.

Phương thức 4: Xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2023 theo các tổ hợp môn, áp dụng cho các chương trình tiêu chuẩn và định hướng nghề nghiệp quốc tế. Nhà trường sẽ tuyển sinh dự kiến vào tháng 8 (theo kế hoạch của Bộ GD&ĐT).

Phương thức 5: Xét tuyển dựa trên kết quả các kỳ thi đánh giá năng lực do ĐH Quốc gia Hà Nội và ĐH Quốc gia TP.HCM tổ chức, áp dụng cho 5 chương trình tiêu chuẩn. Phương thức này dự kiến chia thành 2 đợt tuyển sinh. Đợt 1 từ ngày 22 đến 31/5; đợt 2 vào tháng 7.

Phương thức 6: Xét tuyển thẳng (được thực hiện theo quy định của Bộ GD&ĐT).

Trước đó, hàng loạt trường đại học trên cả nước cũng đã công bố phương án tuyển sinh năm 2023 như ĐH Bách Khoa Hà Nội, trường ĐH Kinh tế Quốc dân, Thủy lợi,…

Theo Đỗ Hợp/TPO 

 

Tin cùng chuyên mục

ĐHQG TPHCM dự kiến sẽ công bố kết quả điểm thi đánh giá năng lực đợt 1 vào ngày 4/4 thông qua tài khoản cá nhân của các thí sinh.
Trong đợt thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TP. HCM, Đà Nẵng có 3 điểm thi và 6 hội đồng, với số lượng 5.300 thí sinh tham gia dự thi.
Ngày 26/3, gần 91.000 thí sinh đến từ hơn 1.880 trường trung học phổ thông của 61 tỉnh, thành phố tham dự đợt 1 kỳ thi đánh giá năng lực của ĐHQG TPHCM
Theo kế hoạch tuyển sinh chung của Bộ GD-ĐT, trước 17 giờ ngày 4.7 các trường ĐH sẽ hoàn thành công tác xét tuyển sớm. Đến thời điểm này, nhiều trường ĐH đã công bố và thực hiện quy trình xét tuyển các phương thức sớm này.
Điểm mới đáng chú ý của dự thảo thi tốt nghiệp THPT từ 2025 là thí sinh thi 4 môn bắt buộc và 2 môn lựa chọn. Sẽ từng bước thí điểm thi trên máy tính đối với các môn thi trắc nghiệm ở các địa phương có đủ điều kiện, có thể kết hợp giữa thi trên giấy và thi trên máy tính.
Vào buổi thi đánh giá năng lực của ĐHQG TPHCM, nếu thí sinh đến chậm quá 15 phút (tính từ cửa phòng thi) sau khi có hiệu lệnh tính giờ làm bài thì sẽ không được dự thi. Thí sinh bị đình chỉ thi, bài thi sẽ bị điểm 0 sẽ không được sử dụng kết quả để đăng ký xét tuyển vào các trường ĐH&CĐ.
Trắc nghiệm ngành nghề
Trắc nghiệm ngành nghề
Tra cứu điếm thi