TP.HCM sẽ tinh giảm các trường đào tạo nghề công lập

Thời gian tới, TP.HCM phấn đấu giảm các trường trung cấp, công lập và nâng cao chất lượng các cơ sở đào tạo tư thục, cơ sở có vốn đầu tư nước ngoài.

Việc sắp xếp mạng lưới giáo dục nghề nghiệp của TP.HCM được Phó chủ tịch UBND TP.HCM Dương Anh Đức nhắc đến trong chương trình “Dân hỏi - Chính quyền trả lời” ngày 10-9, chủ đề “Công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm”.

Phó Chủ tịch Dương Anh Đức nhận định giáo dục nghề nghiệp là bậc học có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế đất nước. TP.HCM hiện có 376 cơ sở giáo dục đào tạo nghề, hằng năm có khoảng 125.000 người học tốt nghiệp, tham gia vào thị trường lao động. Chất lượng nguồn nhân lực TP thời gian qua theo khảo sát đã đáp ứng tương đối được yêu cầu của thị trường lao động.
Công nhân một công ty may mặc đang lao động trong phân xưởng. Ảnh: QUANG HUY

Hiện, TP.HCM đã và đang ban hành nhiều chương trình, kế hoạch nâng cao chất lượng công tác đào tạo nguồn nhân lực, đặc biệt là đào tạo nghề. TP.HCM đặt mục tiêu đến 2025 sẽ đạt nguồn nhân lực đã qua đào tạo là 87%, đến năm 2030 là 89%.

Để thực hiện mục tiêu trên, Phó Chủ tịch Dương Anh Đức đề nghị các sở, ban, ngành TP cần quan tâm và có đề xuất tham mưu về quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp TP gắn với quy hoạch quốc gia về mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2021 - 2030, hướng đến năm 2045.

Trong đó, tập trung xây dựng kế hoạch, lộ trình cụ thể để tinh giản mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Mục tiêu đến năm 2025, mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp của TP sẽ đáp ứng được nhu cầu nhân lực qua đào tạo nghề theo hướng hiện đại.

“TP sẽ giảm ít nhất 20% cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập so với năm 2020. Giảm khoảng 40% trường trung cấp công lập, nâng cao tỉ lệ cơ sở đào tạo tư thục, cơ sở có vốn đầu tư nước ngoài lên khoảng 45%” - ông Đức thông tin.

Do đó, TP cần thực hiện tốt công tác quy hoạch mạng lưới trường lớp, trong đó, mạng lưới các cơ sở giáo dục nghề là một trong những nội dung quan trọng. Tập trung ưu tiên, quan tâm đến các cơ sở đào tạo nghề nghiệp trong lĩnh vực công nghệ cao, công nghệ tự động hóa, công nghệ sinh học; Quan tâm, đầu tư chất lượng đội ngũ, cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật dạy học...

"TP cũng hướng đến xây dựng những chương trình đào tạo đạt chuẩn quốc tế, tiếp nhận chuyển giao những chương trình đào tạo chất lượng cao từ các tổ chức quốc tế. Xây dựng những chính sách ưu đãi để khuyến khích doanh nghiệp liên kết, phối hợp với nhau tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao cho TP và cho khu vực" - ông Đức cho biết.

Theo Võ Thơ/ PLO

Tin cùng chuyên mục

Nhiều trường trung cấp tại TP.HCM đang khó tuyển học sinh sau tốt nghiệp THPT mà gần như chỉ có thể tuyển học sinh hệ 9+, sau tốt nghiệp THCS.
Các trường nghề tại TP HCM mở thêm những ngành học "hot" để bắt kịp xu hướng với hy vọng thu hút thí sinh học nghề
Đại biểu Quốc hội đề xuất giảm tỷ lệ phân luồng học sinh học nghề sau bậc THCS vì điều này gây sức ép rất lớn cho học sinh lớp 9. Các chuyên gia, nhà giáo cho rằng, học sinh không muốn học nghề sẽ có các lựa chọn khác. Điều cần thiết là thành phố lớn xây thêm trường công lập ở bậc THPT để giảm áp lực chi phí học tập của người dân.
Bộ GD-ĐT đang lấy ý kiến Dự thảo Thông tư ban hành Quy chế thi tốt nghiệp THPT năm 2025.
Dự thảo Thông tư ban hành Quy chế thi tốt nghiệp THPT năm 2025 đang được Bộ GD-ĐT lấy ý kiến có nhiều điểm mới đáng chú ý, trong đó không còn quy định
Sở Lao động, Thương binh và Xã hội TPHCM cho hay, sinh viên tốt nghiệp các trường cao đẳng (năm 2023) có việc làm sau khi ra trường đạt 90,16%; trung cấp là 84,26%.
Trắc nghiệm ngành nghề
Trắc nghiệm ngành nghề