TPHCM: Sinh viên tốt nghiệp đào tạo nghề có việc làm cao nhất cả nước

 Sở Lao động, Thương binh và Xã hội TPHCM cho hay, sinh viên tốt nghiệp các trường cao đẳng (năm 2023) có việc làm sau khi ra trường đạt 90,16%; trung cấp là 84,26%.

Tỉ lệ này cao hơn mức trung bình của cả nước (sinh viên tốt nghiệp cao đẳng ra trường có việc làm đạt 79%, trung cấp đạt 82%). Một số trường tỉ lệ này đạt 100% như: Trường cao đẳng nghề Kỹ thuật Công nghệ TPHCM, Trường cao đẳng Lý Tự Trọng TPHCM…

Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp của TPHCM đang đào tạo khoảng 400.000 người. Trong đó, 40,65% sinh viên, học sinh tốt nghiệp ở các ngành công nghiệp trọng yếu; 50,06% tốt nghiệp ở các ngành dịch vụ; 2,13% tốt nghiệp ở các ngành thuộc 8 ngành tự do dịch chuyển trong khối ASEAN và 7,16% tốt nghiệp các ngành đào tạo khác.

Ảnh minh họa

Số người học tốt nghiệp các trình độ giáo dục nghề nghiệp tham gia thị trường lao động hằng năm đã góp phần nâng dần tỉ lệ lao động qua đào tạo ở TPHCM. Cụ thể, năm 2020, tỉ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt 86,42%, đến tháng 6/2024 tăng lên 87,63%.

Trong đó, nhiều trường đào tạo các ngành đặc thù như: điều dưỡng, dược sĩ, y sĩ trình độ trung cấp được các cơ sở y tế công lập tuyển dụng. Chất lượng của lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp cũng được đánh giá cao, hiện có 56 chương trình đào tạo tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp ở TPHCM đã được kiểm định, trong đó có 2 chương trình đào tạo được cơ quan kiểm định ABET (Mỹ) đánh giá và công nhận đạt chuẩn.

Những năm gần đây, các ngành nghề mới, đào tạo xanh cũng được nhiều cơ sở giáo dục nghề nghiệp mở ngành, chuyển hướng đào tạo mang lại hiệu quả cao, đáp ứng nhu cầu thực tế. Các lĩnh vực ngành, nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm như khai khoáng, mỏ, hầm lò; xử lý chất thải, môi trường... vẫn khó tuyển sinh.

Theo Ng.Loan/ Phụ nữ TP.HCM

Tin cùng chuyên mục

Nhiều trường trung cấp tại TP.HCM đang khó tuyển học sinh sau tốt nghiệp THPT mà gần như chỉ có thể tuyển học sinh hệ 9+, sau tốt nghiệp THCS.
Các trường nghề tại TP HCM mở thêm những ngành học "hot" để bắt kịp xu hướng với hy vọng thu hút thí sinh học nghề
Đại biểu Quốc hội đề xuất giảm tỷ lệ phân luồng học sinh học nghề sau bậc THCS vì điều này gây sức ép rất lớn cho học sinh lớp 9. Các chuyên gia, nhà giáo cho rằng, học sinh không muốn học nghề sẽ có các lựa chọn khác. Điều cần thiết là thành phố lớn xây thêm trường công lập ở bậc THPT để giảm áp lực chi phí học tập của người dân.
Bộ GD-ĐT đang lấy ý kiến Dự thảo Thông tư ban hành Quy chế thi tốt nghiệp THPT năm 2025.
Dự thảo Thông tư ban hành Quy chế thi tốt nghiệp THPT năm 2025 đang được Bộ GD-ĐT lấy ý kiến có nhiều điểm mới đáng chú ý, trong đó không còn quy định
Sở GD-ĐT TPHCM triển khai thí điểm để trường cao đẳng và Trung tâm GDNN - GDTX hướng nghiệp, dạy nghề cho học sinh trường THPT.
Trắc nghiệm ngành nghề
Trắc nghiệm ngành nghề