Đề xuất thêm nguyện vọng 4 cho giáo dục nghề nghiệp trong tuyển sinh lớp 10

Đại diện các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tại TP Hồ Chí Minh kiến nghị TP này có thêm nguyện vọng 4 dành cho hệ thống giáo dục nghề nghiệp trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 công lập của TP, nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác hướng nghiệp.

TP Hồ Chí Minh đề xuất thêm nguyện vọng 4 cho giáo dục nghề nghiệp trong tuyển sinh lớp 10

Ngày 19/9, tại TP Hồ Chí Minh, Sở GD&ĐT phối hợp với Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tổ chức Hội nghị sơ kết 1 năm thực hiện chương trình phối hợp về định hướng phân luồng và giáo dục nghề nghiệp đối với học sinh THCS và THPT giai đoạn 2023-2025. Hội nghị đã đưa ra nhiều giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho học sinh trên địa bàn.

Cụ thể, TS Đặng Văn Đại, Hiệu trưởng Trường Trung cấp Đông Sài Gòn nhìn nhận, công tác hướng nghiệp học sinh THCS và THPT có vai trò quan trọng đối với công tác phân luồng. Nếu công tác hướng nghiệp làm tốt thì sẽ tác động mạnh đến công tác phân luồng, giúp các trường trung cấp có điều kiện để đẩy mạnh hoạt động đào tạo.

Theo ông Đại, để công tác hướng nghiệp, phân luồng đạt hiệu quả thì cần trang bị kiến thức kỹ năng cho giáo viên làm tốt công tác hướng nghiệp. Trên thực tế, hiện nay giáo viên chuyên trách về hướng nghiệp ở các trường chưa thực sự bài bản, cần được bồi dưỡng thường xuyên hơn.

Đặc biệt, ông Đại đề xuất kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 công lập tại TP Hồ Chí Minh cần có thêm nguyện vọng dành cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp để nâng cao hơn nữa nhận thức vai trò của công tác phân luồng ở bậc THCS, giúp giáo viên có định hướng tư vấn và phụ huynh học sinh có định hướng để lựa chọn. “Hiện nay, TP Hồ Chí Minh có 3 nguyện vọng tuyển sinh vào lớp 10 công lập cho học sinh THCS. Đề xuất nguyện vọng 4 là nguyện vọng dành cho các trường Cao đẳng, Trung cấp nghề, GDTX…”, ông Đại kiến nghị.

Ngoài ra, ông Đại cũng kiến nghị cần thay đổi cách thức tổ chức công tác hướng nghiệp, phân luồng cho học sinh THCS. Hàng năm, trước khi học sinh thi tuyển sinh vào lớp 10 công lập thì các trường THCS đều tổ chức tư vấn phân luồng cho học sinh, song chưa có sự tập trung. Để hiệu quả thì vai trò của phòng GD&ĐT rất quan trọng, cần tổ chức có sự tập trung, mời sự tham gia của nhiều đơn vị, tư vấn có sự tập trung chứ không thể mạnh trường nào trường đó làm, rất thiếu hiệu quả.

Tương tự, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Viễn Đông TP Hồ Chí Minh Trần Thanh Hải cho hay, hệ thống đăng ký nguyện vọng tuyển sinh vào lớp 10 công lập tại TP Hồ Chí Minh hàng năm không hề có tên các cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Ông Hải kiến nghị TP mạnh dạn nghiên cứu đưa hệ thống giáo dục nghề nghiệp trở thành một nguyện vọng trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 công lập, nhằm tăng hiệu quả phân luồng.

Theo ông Hải, hệ thống giáo dục nghề nghiệp đang gặp bất cập trong quản lý Nhà nước. Cụ thể, việc cấp bù học phí cho học sinh học nghề thì với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập, ngân sách sẽ rót trực tiếp về trường; còn với cơ sở ngoài công lập thì ngân sách lại rót trực tiếp cho người học với nhiều thủ tục nhiêu khê, từ đó làm giảm đi sự hấp dẫn của việc phân luồng. Do đó, ông đề nghị UBND TP Hồ Chí Minh chỉ đạo các quận, huyện thay đổi phương thức để thực hiện tốt hơn công tác phân luồng.

Theo Huy Chương/ Kinh tế & Đô thị

Tin cùng chuyên mục

Các trường nghề tại TP HCM mở thêm những ngành học "hot" để bắt kịp xu hướng với hy vọng thu hút thí sinh học nghề
Đại biểu Quốc hội đề xuất giảm tỷ lệ phân luồng học sinh học nghề sau bậc THCS vì điều này gây sức ép rất lớn cho học sinh lớp 9. Các chuyên gia, nhà giáo cho rằng, học sinh không muốn học nghề sẽ có các lựa chọn khác. Điều cần thiết là thành phố lớn xây thêm trường công lập ở bậc THPT để giảm áp lực chi phí học tập của người dân.
Bộ GD-ĐT đang lấy ý kiến Dự thảo Thông tư ban hành Quy chế thi tốt nghiệp THPT năm 2025. Dự thảo có nhiều điểm mới, trong đó có thay đổi đáng chú ý là không còn quy định về cộng điểm học nghề trong xét tốt nghiệp THPT. Xung quanh vấn đề này hiện có hai luồng ý kiến ủng hộ và không ủng hộ.
Dự thảo Thông tư ban hành Quy chế thi tốt nghiệp THPT năm 2025 đang được Bộ GD-ĐT lấy ý kiến có nhiều điểm mới đáng chú ý, trong đó không còn quy định
Sở Lao động, Thương binh và Xã hội TPHCM cho hay, sinh viên tốt nghiệp các trường cao đẳng (năm 2023) có việc làm sau khi ra trường đạt 90,16%; trung cấp là 84,26%.
Sở GD-ĐT TPHCM triển khai thí điểm để trường cao đẳng và Trung tâm GDNN - GDTX hướng nghiệp, dạy nghề cho học sinh trường THPT.
Trắc nghiệm ngành nghề
Trắc nghiệm ngành nghề
Thí sinh lo nguy cơ thất nghiệp vì AI, trăn trở đăng ký ngành nào cho trúng
Trước mùa tuyển sinh 2025, nhiều học sinh lớp 12 lo lắng việc ngành nghề mong muốn theo học liệu có thể bị trí tuệ nhân tạo (AI) thay thế, dẫn đến nguy cơ thất nghiệp trong tương...