Thí sinh từ thực biến thành ảo, nguy cơ trượt đại học: Bộ GD&ĐT giải quyết thế nào?

Bộ GD&ĐT đã đưa ra cách giải quyết với những thí sinh có sai sót trong đăng ký nguyện vọng hoặc chưa nộp được lệ phí.

PGS.TS Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (ĐH), Bộ GD&ĐT thông tin về những khó khăn, vướng mắc trong việc thí sinh đăng ký xét tuyển trên hệ thống và quá trình tổ chức lọc ảo lần 1.

Thí sinh từ thực biến thành ảo, nguy cơ trượt đại học: Bộ GD&ĐT giải quyết thế nào?

Theo PGS Nguyễn Thu Thủy, trong những ngày đầu tiên khi các trường tải dữ liệu về và tiến hành chạy thử điểm chuẩn, đã phát hiện một số sai sót của thí sinh. Cụ thể, nhiều em đăng ký vào hệ thống nhưng đăng ký nhầm tổ hợp hoặc phương thức xét tuyển và phản ánh về các trường mà các em mong muốn trúng tuyển.

Vụ Giáo dục ĐH đề xuất với lãnh đạo Bộ GD&ĐT có chủ trương, giải pháp chung, thống nhất trong toàn hệ thống về vấn đề này.

Theo đó, đề xuất giải pháp các trường khi nhận được phản ánh của thí sinh có thể chủ động làm việc, trao đổi với thí sinh và giải quyết bằng cách trực tiếp đưa những trường hợp này vào danh sách lọc ảo của mình nếu các em thực sự có sai sót.

"Giả sử vẫn dùng số liệu sai sót đó để tiếp tục xét tuyển, sau cùng chúng ta vẫn phải giải quyết cho thí sinh để đảm bảo lợi ích của người học cũng như tránh rủi ro xảy ra đối với các bên. Rất mong có sự chỉ đạo để các trường thực hiện một cách thống nhất", PGS Thủy nêu ý kiến.

Về nhóm thí sinh đến nay vẫn chưa thanh toán được lệ phí xét tuyển, Vụ Giáo dục ĐH đề xuất lãnh đạo Bộ GD&ĐT đưa danh sách tất cả thí sinh này vào xét tuyển, để các em thực hiện trách nhiệm của mình sau. Việc nộp lệ phí vẫn thực hiện trực tuyến, đảm bảo nguyên tắc thống nhất trong toàn hệ thống, không gây khó khăn cho thí sinh.

PGS.TS Nguyễn Thu Thủy đề nghị các trường ĐH tiếp tục rà soát các trường hợp thí sinh còn sai sót, sai logic khi nhập nguyện vọng vào hệ thống và có hướng xử lý.

"Năm nay, chúng ta đang để quyền chủ động cho thí sinh chịu trách nhiệm về đăng ký. Do đó, chắc chắn sẽ còn những sai sót ít nhiều. Chúng ta sẽ cùng xem xét xử lý sau khi hệ thống đã công bố kết quả xét tuyển chung. Chúng tôi cũng đề xuất, các trường được toàn quyền chủ động trong việc xử lý đối với những trường hợp có sai sót, để sau khi giải quyết sai sót, thí sinh có cơ hội trúng tuyển vào cơ sở đào tạo.

Với những trường hợp thí sinh đã trúng tuyển sớm nhưng không thấy có đăng ký trên hệ thống, nếu các em thực sự có sai sót, chúng ta không thể đưa vào danh sách lọc ảo bây giờ thì các trường cũng có thể xem xét cụ thể sau khi đã có kết quả xét tuyển đợt 1", PGS Thủy nói.

Bà Thủy nhấn mạnh, Quy chế tuyển sinh hiện hành đã quy định, các trường khi tổ chức xét tuyển sớm phải có trách nhiệm thông báo với thí sinh về việc thí sinh đã trúng tuyển sớm, hướng dẫn các em đăng ký lên hệ thống của Bộ GD&ĐT. Do đó, rất mong các trường có sự hỗ trợ khi thí sinh có phản ánh về những sai sót trong quá trình các em đăng ký.

Các trường nên suy nghĩ nhiều hơn cho thí sinh

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn cho rằng vấn đề tuyển sinh đang khá nóng. Năm nay quy chế có một số điều chỉnh mới nhưng Thứ trưởng thừa nhận Quy chế ban hành muộn, các trường bị động.

Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn cũng đồng ý với đề xuất của Vụ Giáo dục ĐH về giải quyết quyền lợi cho thí sinh. Đăng ký, nộp lệ phí theo đúng quy định của Quy chế là trách nhiệm của thí sinh. Nhưng do năm nay Quy chế có điều chỉnh, không phải tất cả thí sinh đều biết được đầy đủ thông tin nên các trường cần tạo điều kiện tối đa để đảm bảo quyền lợi cho các em.

Theo Nghiêm Huê/TPO

Tin cùng chuyên mục

Nếu thí sinh thực sự mong muốn theo học các trường khối công an, thí sinh phải đăng ký đó là nguyện vọng 1 trên hệ thống xét tuyển của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Mức điểm nhận hồ sơ xét tuyển ngành Quân sự cơ sở năm 2024 của Trường Sĩ quan Lục quân 1 và Trường Sĩ quan Lục quân 2: Đào tạo Đại học: 15,0 điểm; Đào tạo Cao đẳng: 10,0 điểm.
Điểm sàn chỉ với mức 15 điểm cùng nhiều gói học bổng hấp dẫn đang là “điểm nhấn” của các trường đại học tốp dưới nhằm tạo cơ hội cho các thí sinh trong cuộc chạy đua tuyển sinh năm nay.
Các trường ĐH đồng loạt công bố điểm sàn theo phương thức xét tuyển điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024. Mức điểm nhận hồ sơ được ghi nhận ở các trường hiện dao động từ 15 - 24 điểm. Liệu có ngành nào điểm chuẩn trúng tuyển sẽ bằng với mức điểm nhận hồ sơ?
Hàng loạt ngành học ở nhiều trường đại học tại TP.HCM lấy điểm sàn chỉ từ 15, theo tổ hợp ba môn thi tốt nghiệp THPT năm 2024.
Trong thời điểm này, một số trường ĐH thông báo tiếp tục nhận đăng ký xét tuyển bằng điểm học bạ và điểm thi đánh giá năng lực trên hệ thống xét tuyển của Bộ GD-ĐT ngoài phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT. Điều này là đúng hay sai?
Trắc nghiệm ngành nghề
Trắc nghiệm ngành nghề