Thi đánh giá năng lực Trường ĐH Sư phạm TP.HCM: 12% lượt đăng ký sau 5 tiếng

Chỉ sau 5 tiếng mở cổng đăng ký dự thi, kỳ thi đánh giá năng lực chuyên biệt Trường ĐH Sư phạm TP.HCM đã tiếp nhận gần 12% tổng số thí sinh dự thi tối đa ở đợt 1.

Số lượng thí sinh đăng ký dự thi còn tiếp nhận cho từng bài thi trong đợt 1 kỳ thi đánh giá năng lực chuyên biệt của Trường ĐH Sư phạm TP.HCM năm nay. ẢNH CHỤP MÀN HÌNH

Đăng ký dự thi và thanh toán lệ phí theo hình thức trực tuyến

Ngày 19.2, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM bắt đầu mở cổng nhận đăng ký dự thi đợt 1 kỳ thi đánh giá năng lực chuyên biệt năm 2024.

Theo đó, năm 2024 Trường ĐH Sư phạm TP.HCM có kế hoạch tổ chức 3 đợt thi. Đợt 1 kỳ thi diễn ra vào 3 ngày, từ 29-31.3 tại trường. Thí sinh đăng ký dự thi từ ngày 19.2 đến hết ngày 15.3. Hai đợt thi còn lại dự kiến diễn ra vào tháng 5 và thí sinh đăng ký dự thi trong tháng 4.

Thí sinh thực hiện đăng ký dự thi và nộp lệ phí theo hình thức trực tuyến tại địa chỉ: https://dkdgnl.hcmue.edu.vn/. Thí sinh thực hiện tạo tài khoản bằng việc nhập các thông tin: họ và tên, số CCCD, điền thông tin giới tính, ngày sinh, số điện thoại và địa chỉ email liên lạc. Sau khi hoàn thành các bước đăng ký, thí sinh được cấp mật khẩu để đăng nhập vào hệ thống thông qua số CCCD.

Trong hệ thống đăng ký, thí sinh được quyền chọn môn thi và ca thi phù hợp. Bước kế tiếp, thí sinh cần hoàn tất việc thanh toán lệ phí trong vòng 24 giờ tính từ ngày đăng ký. Lệ phí dự thi 200.000 đồng/lần thi với các bài thi: toán, lý, hóa, sinh; 300.000 đồng/lần thi với bài thi ngữ văn và 500.000 đồng/lần thi với bài thi tiếng Anh. Thí sinh có thể chọn thanh toán bằng ví Momo hoặc chuyển khoản bằng mã QR trên ứng dụng ngân hàng.

Thí sinh dự thi đánh giá năng lực chuyên biệt Trường ĐH Sư phạm TP.HCM năm 2023. Ảnh: NGỌC DƯƠNG

Dự kiến có tối đa 3.410 thí sinh có thể dự thi trong đợt 1

Thạc sĩ Nguyễn Ngọc Trung, Phó hiệu trưởng nhà trường, cho biết thí sinh có thể đăng ký tham gia một hoặc nhiều đợt thi khác nhau, một hoặc nhiều bài thi khác nhau trong cùng đợt thi. Nhưng trong mỗi đợt thi, thí sinh không được đăng ký thi cùng một bài thi nhiều lần.

Tin cùng chuyên mục

Năm 2025, nhà trường dự kiến tăng 3 phương thức tuyển sinh so với năm 2024 và tăng chỉ tiêu tuyển sinh ở một số ngành như Y học cổ truyền, Điều dưỡng và Dược học
Từ năm 2025, một số môn học mới xuất hiện trong kì thi tốt nghiệp THPT. Trường đại học (ĐH) điều chỉnh số lượng tổ hợp tuyển sinh sẽ tác động tới việc thí sinh lựa chọn 2 môn thi tốt nghiệp THPT tự chọn trong tổng số 4 môn thi. Từ năm 2025, số tổ hợp giảm, song những tổ hợp chính vẫn tồn tại, nên không ảnh hưởng quá lớn tới thí sinh và các trường ĐH xét tuyển.
Đại học Quốc gia TPHCM (ĐHQG-HCM) đã tổ chức “Hội nghị tổng kết công tác tuyển sinh đại học, cao đẳng 2024 và phương hướng từ năm 2025” vào ngày 6/10/2024, tại Trường ĐH An Giang.
Hiện nay, mỗi ngành có tối đa 4 tổ hợp môn xét tuyển và mỗi tổ hợp gồm 3 môn. Nhưng từ năm 2025, để phù hợp với Chương trình Giáo dục phổ thông mới và định hướng kỳ thi tốt nghiệp THPT, các trường ĐH đang xây dựng tổ hợp xét tuyển theo hướng mới.
Kết thúc xét tuyển đợt 1 (ngày 27/8), nhiều trường đại học (ĐH) thông báo xét tuyển bổ sung. Nhóm ngành sư phạm dù điểm chuẩn ở mức tốp đầu nhưng vẫn phải xét tuyển bổ sung và điểm chuẩn xét tuyển bổ sung vẫn ở mức rất cao.
Hiện vẫn còn trường đại học xét tuyển bổ sung. Đây gần như là cơ hội cuối cùng dành cho thí sinh trong mùa tuyển sinh 2024.
Trắc nghiệm ngành nghề
Trắc nghiệm ngành nghề
Học phí ngành Cơ khí thấp nhất chỉ từ 14,1 triệu, ra trường mức lương bao nhiêu?
Năm học tới, các trường đại học đào tạo ngành Cơ khí dự kiến áp dụng học phí thấp nhất từ 14,1 triệu đồng và cao nhất có thể lên tới 80 triệu đồng/năm hệ tiên tiến.