Tân sinh viên ở tỉnh về thành phố học tập cần lưu ý, quan tâm điều gì?

Tìm hiểu kỹ chỗ ở, lộ trình di chuyển phù hợp, xây dựng kế hoạch học tập, tham gia các lớp học kỹ năng miễn phí…Đó là những lời khuyên của bậc đàn anh, đàn chị giúp tân sinh viên nhanh chóng hòa nhập cuộc sống mới.

Tân sinh viên ở tỉnh về thành phố học tập cần lưu ý, quan tâm điều gì?

Tân sinh viên tham gia các hoạt động vui chơi, rèn luyện kỹ năng miễn phí tại ngày hội chào đón tân sinh viên diễn ra tại Làng đại học Thủ Đức (TP.HCM). LÊ THANH

Xây dựng cho mình một kế hoạch hội nhập

Theo Lê Hải Lâm, sinh viên Trường ĐH Bách khoa TP.HCM, tân sinh viên từ các tỉnh lần đầu tiên về các thành phố lớn bắt đầu quá trình học tập luôn gặp các khó khăn và thử thách ở giai đoạn đầu. “Chính vì vậy, các bạn cần dành ít thời gian để xây dựng cho mình một kế hoạch hội nhập trong sinh hoạt, học tập và thư giãn để ổn định mọi thứ”, Hải Lâm khuyên.

Hải Lâm chia sẻ: “Cách dạy và học ở bậc đại học sẽ khác với bậc THPT, cụ thể là sẽ ít có kiểu học thuộc lòng mà chủ yếu nghiên cứu tài liệu, làm việc nhóm, thuyết trình, thực hành kỹ năng… Vì vậy, sinh viên cần trau dồi kỹ năng làm việc nhóm, hợp tác, phản biện, đặt câu hỏi, thuyết trình để tích điểm cho từng môn học”.

Tân sinh viên ở tỉnh về thành phố học tập cần lưu ý, quan tâm điều gì?

Tân sinh viên cần tìm hiểu kỹ các tuyến xe buýt để di chuyển. LÊ THANH

Tìm hiểu kỹ chỗ ở, lộ trình di chuyển phù hợp cũng là một việc hết sức quan trọng đối với tân sinh viên. Trần Thị Lan Hương, sinh viên năm 3 Trường ĐH Công nghệ TP.HCM, cho rằng chọn phương tiện di chuyển từ nơi ở đến trường sao cho phù hợp nhất là điều rất quan trọng với tân sinh viên.

“Việc di chuyển ở các thành phố lớn hoàn toàn khác ở tỉnh vì xe cộ đông đúc hơn. Chính vì vậy, tân sinh viên cần tìm hiểu, khảo sát trước đoạn đường từ nơi mình ở đến trường học bao xa, có thể di chuyển bằng phương tiện gì cho an toàn và thuận lợi nhất. Nếu di chuyển bằng xe buýt đến trường thì cần tìm hiểu các tuyến xe, phải canh giờ để đi cho đúng tuyến nếu không muốn trễ giờ học. Còn bạn nào chọn nhà trọ ở gần trường thì khi di chuyển phải tuân thủ tuyệt đối luật giao thông, nhất là qua đường và dừng đèn xanh đèn đỏ đúng quy định”, Lan Hương, lưu ý.

Tân sinh viên ở tỉnh về thành phố học tập cần lưu ý, quan tâm điều gì?

Sinh viên nội trú tại Ký túc xá Đại học Quốc gia TP.HCM. LÊ THANH

Tân sinh viên ở tỉnh về thành phố học tập cần lưu ý, quan tâm điều gì?

Sinh viên ở trọ bên ngoài. TRÍ THIỆN

Theo Nguyễn Phương Hà, sinh viên năm 3 Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM, với tân sinh viên, dù quyết định ở ký túc xá, thuê nhà trọ bên ngoài hay ở nhà bà con đều phải tìm hiểu thật kỹ nơi mình sẽ ở.

“Nếu ở ký túc xá thì các bạn nên xem các nội quy về giờ giấc có phù hợp với lịch học hoặc lịch dự định đi làm thêm của mình hay không. Còn nếu quyết định thuê phòng trọ ở bên ngoài thì cần đến nơi tìm hiểu vài ba lần vào các khung giờ khác nhau cả ban ngày lẫn ban đêm để xem an ninh ở đó thế nào. Có phức tạp hay ồn ào làm ảnh hưởng đến việc học của mình hay không? Nếu ở nhà bà con thì nhất định phải tìm hiểu nền nếp sinh hoạt cũng như tính tình của các thành viên trong gia đình để có cách ứng xử phù hợp”, Phương Hà, chia sẻ.

Để tân sinh viên hòa nhập nhanh với môi trường mới

Nhiều hoạt động vui chơi cũng như các lớp học kỹ năng sống, chuyên đề nói chuyện miễn phí bổ ích dành cho tân sinh viên, giúp các bạn có thêm hành trang để nhanh chóng hòa nhập ở môi trường đại học.

Tân sinh viên ở tỉnh về thành phố học tập cần lưu ý, quan tâm điều gì?

Sinh viên trải nghiệm các hoạt động bên ngoài giảng đường do Ký túc xá ĐH Quốc gia TP.HCM tổ chức. LÊ THANH

Anh Nguyễn Văn Hiếu, Phó giám đốc Nhà văn hóa Sinh viên TP.HCM (Khu phố 6, P.Linh Trung, TP.Thủ Đức, TP.HCM), cho biết có kế hoạch tổ chức thực hiện nhiều hoạt động để chào đón tân sinh viên nhân dịp năm học mới 2022-2023 bao gồm: sân chơi thể thao, trò chơi dân gian, diễn đàn sinh viên, âm nhạc và các chương trình hỗ trợ miễn phí khác dành cho tân sinh viên, nhằm giúp các bạn có dịp giao lưu, tìm hiểu và hòa nhập vào môi trường học tập mới.

Liên quan đến các lớp học kỹ năng, anh Nguyễn Văn Hiếu, Phó giám đốc nhà văn hóa Sinh viên TP.HCM, cho hay: “Có nhiều chương trình kỹ năng nhằm giúp tân sinh viên hòa nhập nhanh với môi trường học đại học. Đó là những buổi tập huấn cho sinh viên thích nghi môi trường học đại học để các bạn không bị bỡ ngỡ. Không những thế, tại đây còn có những lớp đào tạo kỹ năng như: làm việc nhóm-quản lý nhóm, nói chuyện trước đám đông, học tiếng Anh hiệu quả, kỹ năng thích ứng với cuộc sống cá nhân, học tập hiệu quả trong môi trường đại học…”.

Những phiên chợ thời trang hợp túi tiền sinh viên

Nếu là “tín đồ” của thời trang thì sinh viên đừng quên dạo phố mua hàng giá rẻ vào dịp cuối tuần. Sinh viên hãy đến những cung đường: Nguyễn Trãi (Q.5), đường Lê Quang Định, Quang Trung (Q.Gò Vấp), Xô Viết Nghệ Tĩnh (Q.Bình Thạnh), Lê Văn Sỹ, Trần Huy Liệu, Võ Thị Sáu, Võ Văn Tần, Nguyễn Đình Chiểu (Q.3)…

Tại những nơi này vào dịp cuối tuần có rất nhiều chương trình khuyến mãi dành cho khách hàng như: “giá sốc cuối tuần, giảm giá 50%”, “mua 1 tặng 1”, “giá ưu đãi chỉ có vào thứ bảy, chủ nhật”, “khuyến mãi bất ngờ”, “sale up to 50%”...

Tân sinh viên ở tỉnh về thành phố học tập cần lưu ý, quan tâm điều gì?

Sinh viên mua hàng tại các phiên chợ giảm giá cuối tuần. N.D

Ngoài những cung đường thời trang giá rẻ kể trên, TP.HCM còn thường xuyên diễn ra những phiên chợ bán hàng thời trang giảm giá cuối tuần được giới sinh viên đặc biệt yêu thích.

Cụ thể, các bạn có thể đến một số địa điểm sau đây để mua hàng giá rẻ tại các phiên chợ cuối tuần như: Nhà văn hóa Thanh niên TP.HCM (góc đường Nguyễn Thị Minh Khai-Phạm Ngọc Thạch, Q.1); trong khuôn viên Cung văn hóa Lao động TP.HCM (55B Nguyễn Thị Minh Khai, Q.1); trong khuôn viên Sân vận động Hoa Lư (Q.1, TP.HCM). Mỗi khi họp chợ, khu vực này có nhiều cửa hàng giảm giá thu hút đông nghẹt khách hàng, chủ yếu là sinh viên.

Theo Lê Thanh/TNO

 

Tin cùng chuyên mục

Theo chuyên gia, sinh viên cần có chiến lược trau dồi kiến thức, kỹ năng, thái độ và luôn phải chủ động thỏa mãn những yêu cầu của thị trường lao động để có việc làm ưng ý sau khi tốt nghiệp.
Động lực đóng vai trò quan trọng trong hầu hết mọi việc chúng ta làm. Từ việc ra khỏi giường vào buổi sáng để giải quyết một công việc nào đó, cho đến hoàn thành một vai trò mới trong công việc. Cuối cùng, chính động lực tiềm ẩn đó đã thúc đẩy chúng ta từ lúc bắt đầu cho đến khi hoàn thành bất kỳ nhiệm vụ nào mà cuộc sống giao phó.
Người hướng ngoại lấy năng lượng từ các tương tác xã hội. Ví dụ, bạn có thích gặp gỡ những người mới hay không? Một sự kiện xã hội có khiến bạn cảm thấy tràn đầy năng lượng và đổi mới không? Nếu vậy, bạn có thể là một người hướng ngoại.
Bạn đã cập nhật sơ yếu lý lịch, viết thư xin việc và chuẩn bị cho cuộc phỏng vấn. Bây giờ là lúc để gửi lời cảm ơn của bạn, điều này có thể...
Trong cuộc sống, chúng ta có xu hướng bị thu hút bởi việc tìm kiếm sự công nhận về điều gì đó và bạn có thể thấy rằng các sinh viên thường lý tưởng hóa nhu cầu được công nhận về học tập.
Đôi khi, có một ngày uể oải là điều bình thường trong cuộc sống, nhưng nếu bạn mãi loay hoay và khao khát có một giấc ngủ ngắn hoặc tìm kiếm một bình cà phê không đáy, thì có thể đã đến lúc bạn nên đánh giá thói quen của mình. Thay đổi những thói quen khiến bạn mệt mỏi hơn trong ngày là điều cần thiết lúc này.
Trắc nghiệm ngành nghề
Trắc nghiệm ngành nghề
Tra cứu điếm thi