Sẽ có kỳ thi riêng cho thí sinh trượt tốt nghiệp năm 2024

Thông tin từ Bộ GD&ĐT cho biết, thí sinh trượt tốt nghiệp từ năm 2024 trở về trước sẽ được thi lại với đề thi riêng, khác với đề dành cho học sinh tốt nghiệp từ năm 2025.

Bộ GD&ĐT ngày 4/3 phát ra thông tin, thí sinh trượt tốt nghiệp từ năm 2024 trở về trước sẽ được thi lại với đề thi riêng, khác với đề dành cho học sinh tốt nghiệp từ năm 2025. Việc này nhằm đảm bảo quyền lợi cho những học sinh đã học theo chương trình cũ.

"Nội dung này sẽ được đưa vào điều khoản chuyển tiếp của thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025", Bộ GD&ĐT nêu. Tuy nhiên, Bộ chưa đưa ra phương án thi cụ thể cho nhóm thí sinh này.

2024 là năm cuối thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT theo chương trình giáo dục phổ thông 2006. Từ năm 2025, kỳ thi sẽ có nhiều thay đổi để phù hợp với lứa học sinh theo sách và chương trình giáo dục phổ thông mới (chương trình 2018).

Với thí sinh học theo chương trình cũ, học sinh sẽ làm bốn bài thi để được công nhận tốt nghiệp. Trong đó, ba bài độc lập gồm Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ; một trong hai bài tổ hợp là Khoa học tự nhiên (Vật lý, Hóa học, Sinh học), Khoa học xã hội (Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân với giáo dục phổ thông; hoặc Lịch sử, Địa lý với giáo dục thường xuyên).

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 chỉ có hai môn bắt buộc là Toán và Văn. Thí sinh chọn thêm hai môn thi ở 9 môn còn lại, gồm Ngoại ngữ, Lịch sử, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Địa lý, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ.

Nội dung đề cũng sẽ theo định hướng đánh giá năng lực, bám sát mục tiêu của chương trình mới.

Trong đó, môn Ngữ văn thi theo hình thức tự luận, các môn còn lại thi theo hình thức trắc nghiệm.

Kỳ thi được tổ chức trên toàn quốc theo cách thức chung đề, chung đợt thi, cùng thời gian theo quy định của Bộ GD&ĐT.

Về phương thức xét công nhận tốt nghiệp, Bộ GD&ĐT quy định: Kết hợp giữa kết quả đánh giá quá trình và kết quả thi tốt nghiệp theo tỷ lệ phù hợp với lộ trình triển khai Chương trình GDPT 2018.

Phương án thi này được thực hiện từ năm 2025. Trong giai đoạn từ năm 2025 đến năm 2030, kỳ thi giữ ổn định phương thức thi trên giấy.

Theo Đỗ Hợp/ TPO

Tin cùng chuyên mục

Nếu thí sinh thực sự mong muốn theo học các trường khối công an, thí sinh phải đăng ký đó là nguyện vọng 1 trên hệ thống xét tuyển của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Mức điểm nhận hồ sơ xét tuyển ngành Quân sự cơ sở năm 2024 của Trường Sĩ quan Lục quân 1 và Trường Sĩ quan Lục quân 2: Đào tạo Đại học: 15,0 điểm; Đào tạo Cao đẳng: 10,0 điểm.
Điểm sàn chỉ với mức 15 điểm cùng nhiều gói học bổng hấp dẫn đang là “điểm nhấn” của các trường đại học tốp dưới nhằm tạo cơ hội cho các thí sinh trong cuộc chạy đua tuyển sinh năm nay.
Các trường ĐH đồng loạt công bố điểm sàn theo phương thức xét tuyển điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024. Mức điểm nhận hồ sơ được ghi nhận ở các trường hiện dao động từ 15 - 24 điểm. Liệu có ngành nào điểm chuẩn trúng tuyển sẽ bằng với mức điểm nhận hồ sơ?
Hàng loạt ngành học ở nhiều trường đại học tại TP.HCM lấy điểm sàn chỉ từ 15, theo tổ hợp ba môn thi tốt nghiệp THPT năm 2024.
Trong thời điểm này, một số trường ĐH thông báo tiếp tục nhận đăng ký xét tuyển bằng điểm học bạ và điểm thi đánh giá năng lực trên hệ thống xét tuyển của Bộ GD-ĐT ngoài phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT. Điều này là đúng hay sai?
Trắc nghiệm ngành nghề
Trắc nghiệm ngành nghề