Sản phẩm từ khởi nghiệp của sinh viên ra thị trường

Sn phm trà t các d án khi nghip đot gii cao ca sinh viên đã đưc chuyn giao đ mt s doanh nghip bt tay vào sn xut, tung ra th trưng; trong đó, có d án trà tiêu đc ca sinh viên Trưng ĐH Nguyn Tt Thành, trà lên men ca sinh viên Trưng ĐH Công nghip Thc phm TP.HCM.

Nhóm sinh viên Trưng ĐH Công nghip Thc phm TP.HCM bên sn phm trà lên men

Dự án trà tiêu độc của nhóm sinh viên Trường ĐH Nguyễn Tất Thành từng đoạt giải nhất cuộc thi “Sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo năm 2021” (do trường phối hợp Hội đồng Tư vấn hỗ trợ khởi nghiệp quốc gia phía Nam tổ chức) vừa được chuyển giao cho Công ty TNHH sản xuất đầu tư Life Gift Việt Nam để cùng đi đến tiến hành sản xuất theo quy mô lớn, cung ứng cho người tiêu dùng trong năm nay.

Đây là sản phẩm được tạo ra từ dự án “Nghiên cứu tiềm năng và ứng dụng kim ngân hoa trong sản xuất trà tiêu độc” do nhóm sinh viên (Nguyễn Phương Thanh Ngân, Phạm Thị Hương Giang, Phùng Võ Duy Khang, Nguyễn Cao Thiên và Huỳnh Đông Hồ) thực hiện nhằm cải thiện sức khỏe người tiêu dùng.

Cụ thể, trà tiêu độc được sản xuất dưới dạng hòa tan, có công dụng thanh lọc cơ thể, mát gan, giải độc, trị mụn nhọt, tiêu viêm, kháng khuẩn. Đặc biệt, những hợp chất polyphenol trong trà có tác dụng làm chậm quá trình ôxy hóa bởi các gốc tự do trong tế bào, giảm cholesterol trong máu, ức chế sự tăng trưởng của các tế bào ung thư… Trà sẽ được phân phối dưới dạng các túi đóng hộp thông qua những nhà thuốc, cửa hàng tiện lợi, cửa hàng hóa mỹ phẩm…

GS.TS Nguyễn Văn Thanh (Phó Hiệu trưởng kiêm Trưởng khoa Dược Trường ĐH Nguyễn Tất Thành) cho biết, từ sản phẩm đầu tay chuyển giao công nghệ này, trong thời gian tới, khoa sẽ tiếp tục thành lập những nhóm nghiên cứu trọng điểm để tiếp tục tạo được những sản phẩm vừa đáp ứng nhu cầu bảo vệ sức khỏe của cộng đồng, vừa tạo ra những dự án chuyển giao công nghệ cho các doanh nghiệp dược khu vực phía Nam.

Sn phm trà tiêu đc s đưc sn xut, cho ra mt th trưng trong năm 2023

Phía đại diện Công ty TNHH sản xuất đầu tư Life Gift Việt Nam cũng nhận định, sản phẩm trà tiêu độc nói trên có nhiều điểm ưu việt và nổi trội. Sau đại dịch Covid-19, ý thức bảo vệ sức khỏe của người dân được nâng cao, do vậy, có thể tin tưởng sản phẩm sẽ sớm được đón nhận và lan tỏa mạnh mẽ.

Sản phẩm trà lên men của sinh viên Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM cũng vừa được trường ký kết chuyển giao công nghệ, hợp tác sản xuất với Công ty TNHH nước ép Phúc Hà. Đây là sản phẩm từ dự án “Trà lên men kombucha từ vỏ hạt ca cao, mật hoa dừa và trái cây Việt Nam” lọt top 20 chương trình khởi nghiệp quốc gia 2022 và đoạt giải 3 cuộc thi “Sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp lần 5” do Bộ GD-ĐT tổ chức.

Trong nội dung hợp tác, nhóm sinh viên sẽ có điều kiện phát triển ý tưởng, sản phẩm của mình cũng như nhận được nhiều sự hỗ trợ từ doanh nghiệp. Công ty TNHH nước ép Phúc Hà sẽ sản xuất, thương mại hóa sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ. PGS.TS Nguyễn Xuân Hoàn (Hiệu trưởng nhà trường) chia sẻ, trường rất chú trọng hoạt động nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp trong sinh viên; qua đó khơi dậy tiềm năng của thế hệ trẻ, tạo ra những sản phẩm giá trị phục vụ cộng đồng, góp phần phát triển kinh tế xã hội của địa phương và đất nước.

Vit Ngân

Tin cùng chuyên mục

Vào trung tuần tháng 7/2024, Trường Đại học Công Thương TP. Hồ Chí Minh phối hợp cùng Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp (BSA) và Công ty Cổ phần Dừa nước Việt Nam – VietNipa tổ chức thành công chương trình “HUIT Startup Tour 2024” tại huyện Cần Giờ, TP.HCM.
Khởi nghiệp không dễ dàng và có thể đối diện thất bại. Vậy người trẻ có nên bước vào thương trường?
Bên cạnh không ít người trẻ khởi nghiệp thành công thì cũng có khá nhiều trường hợp thất bại. Đâu là những lý do khiến nhiều người phải sớm rời khỏi thương trường?
Khao khát tự lập, tích lũy kinh nghiệm và chinh phục thử thách, nhiều bạn trẻ mạnh dạn khởi nghiệp khi còn trên ghế nhà trường
Chị Hồ Thị Hương (34 tuổi, người đồng bào Tà Ôi, trú tại xã Trung Sơn, H.A Lưới, Thừa Thiên-Huế), là một trong những thanh niên tiêu biểu trong việc mạnh dạn làm du lịch cộng đồng gắn liền với việc giữ gìn bản sắc dân tộc để phát triển kinh tế.
Nghiên cứu làm đồ thủ công mỹ nghệ, gia dụng từ bẹ chuối, anh Hứa Trần Phong (ngụ TP.Sóc Trăng, Sóc Trăng) thu lãi 500 triệu đồng/năm.
Trắc nghiệm ngành nghề
Trắc nghiệm ngành nghề