Sân chơi mới cho sinh viên, học sinh đam mê khởi nghiệp

Ngày 12.4, HUB Soul StartUp ký kết hợp tác chiến lược với Trường ĐH Văn Hiến, mở ra sân chơi mới cho sinh viên, học sinh đam mê khởi nghiệp.

Bất kỳ cá nhân hay đội nhóm còn ấp ủ hoặc đang triển khai các dự án khởi nghiệp cần trợ giúp đều có thể đăng ký trình bày. Các nhà đầu tư hoặc các quỹ tài chính quan tâm tìm kiếm ý tưởng mới, mô hình kinh doanh mới từ các "mầm non doanh nhân" đều có thể ghé "điểm hẹn" năng động này.

HUB Soul StartUp mở ra sân chơi mới cho sinh viên học sinh đam mê khởi nghiệp. HUB

HUB cũng cung cấp giải pháp không gian làm việc cho các cá nhân và đội nhóm khởi nghiệp; tổ chức các khóa học giúp phát triển và triển khai các dự án; cung cấp các dịch vụ phục vụ cho cộng đồng bạn trẻ sinh hoạt, làm việc như: ẩm thực, giải trí, workshop, hội thảo...

Giám đốc điều hành HUB Soul StartUp Võ Anh Dũng cho biết, nguồn vốn huy động được từ các quỹ và nhà đầu tư cá nhân để cam kết đầu tư cho các dự án khởi nghiệp tại sân chơi này đã lên đến 10 tỉ đồng.

Đại diện Trường ĐH Văn Hiến và HUB Soul StartUp ký kết hợp tác, mở ra sân chơi mới cho sinh viên, học sinh đam mê khởi nghiệp. HUB

Trong năm nay, HUB Soul StartUp đẩy mạnh liên kết với các trường ĐH khu vực TP.HCM và sẽ mở thêm chi nhánh thứ hai; tiến hành ít nhất 30 hoạt động liên quan đến khởi nghiệp và đặt mục tiêu kết nối đầu tư cho 3 dự án. Từ năm 2024, HUB Soul StartUp mở rộng phát triển thêm chi nhánh mới tại Hà Nội và các thành phố lớn, sau đó tiếp tục vươn ra khu vực và thế giới.

Tiến sĩ Trần Anh Dũng, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Văn Hiến, cũng đề nghị nâng mục tiêu thành viên năm đầu tiên lên 200 vì số lượng sinh viên đăng ký hiện đã rất đông.

"Hy vọng hai bên cùng phát triển vì đây không chỉ sân chơi cho sinh viên mà còn mở rộng cho học sinh lớp 12, phục vụ cho đam mê kinh doanh và phát triển kinh doanh, tạo thêm giá trị gia tăng cho mỗi cá nhân, gia đình và xã hội ở mỗi lĩnh vực", ông Dũng kỳ vọng.

Theo Võ Khối/TNO

Tin cùng chuyên mục

Bộ GD&ĐT vừa ban hành Kế hoạch triển khai Đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025” của ngành giáo dục năm 2023.
Tạo ra một sản phẩm bằng cả tâm huyết để hướng đến khởi nghiệp nhưng khi mang nó đi thi mà không đạt giải thưởng nào sinh viên có nên bỏ cuộc không?
Từ những kiến thức đã học, các sinh viên đã nghiên cứu, sáng tạo những sản phẩm có tính ứng dụng rồi khởi nghiệp...
Tham gia các cuộc thi khởi nghiệp, các sinh viên có thể trình bày ý tưởng nhằm giải quyết những vấn đề thực tế của xã hội, đồng thời trau dồi nhiều kỹ năng hữu ích.
Được đặt hàng 1.000 sản phẩm trị giá 6 tỉ đồng, đồng thời được doanh nghiệp đầu tư tiền tỉ.
Trưởng thành sau ba lần khởi nghiệp thất bại, với 4 năm không ngừng cố gắng dẫu chịu áp lực nặng nề, cuối cùng hương trà từ hoa và thảo mộc của cô gái này đã có được “vị ngọt”.
Trắc nghiệm ngành nghề
Trắc nghiệm ngành nghề
Tra cứu điếm thi