Những trường đại học nào mở thêm ngành hot năm 2023?

Năm 2023, nhiều trường đại học trên cả nước mở thêm các ngành đào tạo mới để bắt kịp với nhu cầu và xu hướng của thị trường, người học.

Năm nay, trường ĐH Ngoại thương bắt đầu tuyển sinh ngành Kinh tế chính trị, chương trình Kinh tế chính trị quốc tế tại trụ sở chính ở Hà Nội. Chỉ tiêu dự kiến là 50.

Tổng chỉ tiêu tuyển sinh tất cả các ngành năm 2023 dự kiến là 4.100 chỉ tiêu cho cả trụ sở chính Hà Nội và các cơ sở trực thuộc. Nhà trường cho biết vẫn giữ ổn định 6 phương thức tuyển sinh đại học chính quy như năm 2022.

Năm 2022, Trường Đại học Ngoại thương (FTU) lấy điểm chuẩn từ 27,5 (tổ hợp A00), cao nhất là nhóm ngành Kinh tế, Kinh tế quốc tế 28,4. xét theo tổ hợp A00 (Toán, Lý, Hóa), nhóm ngành Kinh tế, Kinh tế quốc tế tại trụ sở Hà Nội cao nhất - 28,4, còn lại không dưới 27,5. Những tổ hợp còn lại có điểm chuẩn thấp hơn ngưỡng này 0,5.

Tổ hợp D01 (Toán, Văn, Tiếng Anh) lấy điểm thang 40 do tiếng Anh nhân hệ số hai. Nhóm này chỉ xét tuyển với các ngành Ngôn ngữ Anh, Pháp, Trung, Nhật tại trụ sở Hà Nội. Điểm chuẩn bốn ngành này từ 35 đến 36,6 tại tổ hợp D01, các tổ hợp khác ít hơn 1 điểm.

Trường ĐH Thương mại mở thêm 2 ngành mới là Phân tích kinh doanh trong môi trường số, Ngôn ngữ Trung; 3 chương trình chất lượng cao mới là Quản trị khách sạn, Thương mại quốc tế và Marketing thương mại.

Năm 2022, Trường Đại học Thương mại lấy điểm chuẩn ngành cao nhất là 27 điểm, ngành thấp nhất là 25,8 điểm. Theo đó, ngành Marketing (Marketing thương mại), Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng, Thương mại điện tử (Quản trị thương mại điện tử) có điểm chuẩn trúng tuyển cao nhất là 27 điểm.

Trường ĐH Thuỷ lợi cho biết, có 2 ngành mới dự kiến tuyển sinh từ năm 2023 là Ngôn ngữ Hàn, Ngôn ngữ Trung, chỉ tiêu mỗi ngành là 40.

Nhà trường dự kiến mở 3 ngành mới gồm Luật kinh tế (tổ hợp xét tuyển A00, A01, C00, D01), Ngôn ngữ Hàn (tổ hợp xét tuyển A01, D01, D07, D08) và Ngôn ngữ Trung (tổ hợp xét tuyển A01, D01, D07, D04).

Tổng chỉ tiêu tất cả nhóm ngành năm 2023 là 5.500 chỉ tiêu, theo 5 phương thức xét tuyển.

Năm 2022, trường Đại học Thủy lợi điểm chuẩn vào các ngành và nhóm ngành tại trụ sở chính Hà Nội năm 2022, cao nhất là 26,6 điểm, thấp nhất là 17 điểm. Theo đó, ngành Công nghệ thông tin có điểm chuẩn là 26,6 điểm (tăng 1,35 điểm so với năm ngoái) kèm tiêu chí phụ 1 là điểm Toán >=8,2; thứ tự nguyện vọng <=2.

Năm nay, Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội cũng dự kiến mở mới 4 ngành/chương trình đào tạo như: Ngôn ngữ học, Năng lượng tái tạo; Kỹ thuật sản xuất thông minh; Công nghệ kỹ thuật điện tử y sinh.

Năm 2022, trường đại học Công nghiệp Hà Nội công bố điểm chuẩn năm 2022 từ 18,65 đến 26,15. Ngành có điểm chuẩn cao nhất là Công nghệ thông tin - 26,15, tăng 0,1 so với năm ngoái. Trong khi ngành thấp nhất giảm là Công nghệ kỹ thuật môi trường giảm 2,15 điểm, chỉ còn 18,65 điểm

Trường ĐH Khoa học Tự nhiên - ĐH Quốc gia Hà Nội dự kiến tuyển sinh 29 ngành đào tạo, trong đó có 2 ngành mới là Sinh dược học; Môi trường, Sức khoẻ, An toàn.

Năm 2022, trường ĐH Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nộcông bố điểm trúng tuyển hệ đại học chính quy với phương thức sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2022.

Theo đó, điểm chuẩn trúng tuyển vào các ngành của Trường ĐH Khoa học Tự nhiên năm nay dao động từ 20 đến 26,45 điểm.

Năm 2023, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông dự kiến tuyển sinh mới một số ngành, chương trình đào tạo như: ngành Kinh tế số, ngành Truyền thông và quan hệ công chúng, chương trình Cử nhân Công nghệ thông tin (hướng ứng dụng); chương trình chất lượng cao ngành Marketing theo định hướng Marketing số (Digital Marketing).

Năm 2022, mức điểm chuẩn trúng tuyển tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông dao động từ 24,40 - 27,25 điểm (đối với cơ sở đào tạo phía Bắc) và từ 19,00 - 25,85 điểm (đối với cơ sở đào tạo phía Nam).

Tương tự, các trường đại học khu vực phía Nam cũng công bố bổ sung thêm nhiều ngành học mới trong mùa tuyển sinh năm nay.

Năm 2023, Hội đồng tuyển sinh ĐH Quốc gia TPHCM đã đồng ý mở mới nhiều ngành bậc đại học ở các trường thành viên, như thí điểm mở ngành Trí tuệ nhân tạo (Trường ĐH Công nghệ thông tin); ngành Quản lý tài nguyên và môi trường, Công nghệ vật lý điện tử và tin học (Trường ĐH Khoa học Tự nhiên); ngành Đảm bảo chất lượng và An toàn thực phẩm, Thú y (Trường ĐH An Giang); Y học cổ truyền và ngành Điều dưỡng (Khoa Y).

Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM mở 4 ngành mới là Công nghệ tài chính, Luật, Thương mại điện tử và Khoa học dữ liệu.

Năm 2022, trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP HCM (HUFI công bố điểm chuẩn năm 2022 theo phương thức xét kết quả thi tốt nghiệp THPT là từ 16 đến 24.

Ngành có điểm chuẩn cao nhất là Marketing và Ngôn ngữ Trung Quốc, cùng lấy 24 điểm. Kế đến là Công nghệ thông tin với 23,5. So với năm ngoái, đầu vào các ngành này giữ nguyên hoặc tăng 1 điểm.

Nhóm có điểm chuẩn thấp nhất -16 là những cái tên quen thuộc từ những năm trước như Quản lý tài nguyên và môi trường, Công nghệ kỹ thuật môi trường, Quản lý năng lượng, Công nghệ vật liệu hay Công nghệ chế biến thủy sản.

Năm 2023, tại Cơ sở TP Hồ Chí Minh, Trường ĐH Kinh tế TP.HCM có 5 chương trình mới gắn liền với kỷ nguyên số, gồm: Công nghệ tài chính (Fintech); Công nghệ Marketing (Martech); Kinh doanh số (Digital business); Kỹ sư Robot và Trí tuệ nhân tạo (Robot & AI, hệ kỹ sư); Kỹ sư Công nghệ Logistic (Logtech, hệ kỹ sư).

Tại Phân hiệu Vĩnh Long, trường này bổ sung 2 chương trình đào tạo mới thuộc lĩnh vực công nghệ là: Công nghệ và đổi mới sáng tạo; Kỹ sư Robot và Trí tuệ nhân tạo (Robot & AI, hệ kỹ sư).

Trường ĐH Đồng Tháp dự kiến tuyển sinh thêm một số ngành mới, gồm: Sư phạm Toán học - chất lượng cao, Tâm lý học giáo dục, Địa lý học, Truyền thông đa phương tiện, Quản lý công, Luật, Công nghệ sinh học, Công nghệ thông tin, Quản lý tài nguyên và môi trường.

Những ngành nào tuyển sinh kém nhất trong 3 năm qua

Theo báo cáo của Bộ GD&ĐT công bố vào cuối tháng 11/2022, thống kê số liệu tuyển sinh 3 năm gần đây cho thấy phần lớn cơ sở đào tạo đã tuyển được số lượng đạt tỷ lệ cao so với chỉ tiêu. Nhưng bên cạnh đó, một số trường tuyển sinh khó khăn, nhất là ở một số lĩnh vực và ngành đào tạo.

Đặc biệt, trong 3 năm liên tục có 4 lĩnh vực đứng đầu danh sách các lĩnh vực tuyển sinh kém nhất: nông lâm nghiệp và thủy sản, khoa học sự sống, khoa học tự nhiên và dịch vụ xã hội.

Trong đó, báo cáo này chỉ ra, các cơ sở đào tạo tuyển kém chủ yếu thuộc nhóm trường tư thục chưa có đủ uy tín, thương hiệu mạnh và một số trường công lập, phân hiệu trường công lập không có lợi thế về địa điểm hoặc lĩnh vực đào tạo.

Ngoài ra, thống kê cũng cho thấy trừ một số trường hợp ngoại lệ thì phần lớn trường tuyển kém trong đợt 1 năm 2022 cũng tuyển kém trong 2 năm gần đây.

Danh sách ngành tuyển kém có sự thay đổi hàng năm nhưng chủ yếu là những ngành hẹp hoặc ngành mới thí điểm đào tạo với chỉ tiêu thấp và ít nơi đào tạo. Một số ngành truyền thống có vai trò thiết yếu đối với nền kinh tế đất nước, có quy mô tuyển sinh lớn hơn nhưng cũng luôn đạt chỉ tiêu rất thấp.

Báo cáo của Bộ GD&ĐT cũng phân tích một số nguyên nhân của việc tuyển sinh kém so với chỉ tiêu đề ra. Bộ GD&ĐT cho rằng kết quả tuyển sinh phụ thuộc một cách quyết định vào sự lựa chọn trường, chọn ngành của thí sinh và chiến lược tuyển sinh của mỗi trường.

Đó là do việc cạnh tranh giữa các cơ sở đào tạo trong tuyển sinh ngày càng mạnh mẽ hơn. Số lượng và chất lượng tuyển sinh khẳng định thương hiệu, uy tín của mỗi trường, trở thành yếu tố thành công cốt lõi trong chiến lược phát triển của mỗi trường.

Ngoài ra, xu hướng phân cực khá rõ rệt, các trường mạnh ngày càng mở rộng quy mô và thu hút thí sinh tốt hơn, ngược lại các trường đang tuyển kém thì càng kém đi.

Những ngành nào lấy điểm chuẩn cao nhất năm 2022

Hàn Quốc học, Đông phương học và Quan hệ Công chúng của Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) là ba ngành lấy điểm chuẩn cao nhất cả nước năm 2022, cùng ở mức 29,95 điểm khối C00.

Chỉ tiêu ngành Hàn Quốc học, Đông phương học và Quan hệ công chúng theo phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT lần lượt là 24, 25 và 27 sinh viên. Năm ngoái, điểm chuẩn tổ hợp C00 ngành Hàn Quốc học, Đông phương học và Quan hệ công chúng là 30, 29,8 và 29,3 điểm.

Xếp sau ba ngành trên, điểm chuẩn ngành Báo chí của trường cũng lên tới 29,9 điểm, tăng 1,1 điểm so với năm ngoái.

Đây cũng là ngành có điểm chuẩn đứng đầu ở Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia TP HCM với 28,25 và xếp thứ ba với 37,19 điểm (thang 40) xét tổ hợp D78, R26 tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

Tương tự, ở khối ngành sư phạm, Sư phạm Ngữ văn chất lượng cao và Sư phạm Lịch sử chất lượng cao của Đại học Hồng Đức, Thanh Hóa, có mức điểm gần chạm ngưỡng 40, lấy 39,92. Nếu không có điểm ưu tiên, trung bình thí sinh phải được 9,98 điểm mỗi môn mới trúng tuyển.

Năm 2021, trường cũng từng gây "choáng" khi công bố điểm chuẩn Sư phạm Ngữ văn chất lượng cao là 30,5 điểm (thang điểm 30).

Theo Đỗ Hợp/ TPO

 
 

 

Tin cùng chuyên mục

Điểm sàn cao nhất xét tuyển vào ĐH Kinh tế TP.HCM là 730 điểm, theo kết quả thi đánh giá năng lực do ĐH Quốc gia TP.HCM tổ chức đợt 1 năm 2024.
Bộ GD&ĐT chính thức ban hành kế hoạch tuyển sinh đại học và tuyển sinh ngành cao đẳng ngành giáo dục mầm non năm 2024.
Thí sinh muốn phúc khảo bài thi đánh giá năng lực chuyên biệt của Trường ĐH Sư phạm TP.HCM cần đăng ký trong khoảng thời gian từ ngày 15 đến 17- 4.
ĐH Quốc gia TP.HCM vừa công bố kết quả kỳ thi đánh giá năng lực 2024 đợt 1, trong đó thủ khoa đạt 1.076 điểm (thang điểm 1.200).
Hôm nay (15/4), ĐH Quốc gia TP.HCM công bố điểm thi đánh giá năng lực đợt 1. Kỳ thi có gần 100.000 thí sinh tham dự. Sau đây là cách xem điểm thi đánh giá năng lực.
Có trường đại học, có ngành, thí sinh phải đạt từ 850 điểm (thang điểm 1.200) thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP.HCM mới được nộp hồ sơ xét tuyển.
Trắc nghiệm ngành nghề
Trắc nghiệm ngành nghề