Những lý do học sinh tham gia cuộc thi ý tưởng khởi nghiệp

Ngày 17.10, Sở GD-ĐT TP.HCM tổ chức hội nghị triển khai và tập huấn cuộc thi Học sinh, sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp năm học 2023-2024 do Bộ GD-ĐT phát động trên cả nước.

Gian hàng trưng bày tại cuộc thi Học sinh, sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp do Bộ GD-ĐT tổ chức. BỘ GD-ĐT

Tham gia cuộc thi Học sinh, sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp, học sinh, sinh viên trải qua 5 vòng thi gồm: Vòng cơ sở (tối đa 5 dự án/tỉnh, thành phố); vòng bán kết (chọn ra 30 dự án có tính khả thi cao nhất của học sinh); vòng đào tạo (các đội thi được đào tạo hoàn thiện dự án theo hình thức trực tiếp/trực tuyến); vòng bình chọn (lấy ý kiến cá nhân, nhà đầu tư trong và ngoài nước) và vòng chung kết (thuyết trình dự án trước ban giám khảo).

Tại TP.HCM, cuộc thi Học sinh, sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp được triển khai trên nền tảng trực tuyến, các đội thi gửi bài qua website khoinghieptre.edu.vn. Học sinh, sinh viên có thể đăng ký dự thi ở các lĩnh vực gồm: công nghiệp, chế tạo sản phẩm; nông, lâm, ngư nghiệp; giáo dục, du lịch, dịch vụ, tài chính; y tế, chăm sóc sức khỏe, công nghệ làm đẹp; kinh doanh tạo tác động xã hội. Sản phẩm dự thi gồm bản thuyết minh dự án và video clip không quá 3 phút thuyết trình về dự án.

Tiêu chí chấm giải gồm: sự cần thiết, mức độ ứng dụng thực tế; tính khả thi, tiềm năng của dự án; tính mới lạ, độc đáo, sáng tạo; hình thức trình bày đúng quy định, ấn tượng; hồ sơ năng lực của đội ngũ sáng lập hoặc minh chứng thể hiện sức mạnh ý chí, khát vọng, ước mơ của đội ngũ.

Các bài thi đạt giải 1, 2, 3 hoặc các giải kế tiếp trong trường hợp các giải 1, 2, 3 không tham dự được đại diện TP.HCM tham dự cuộc thi toàn quốc do Bộ GD-ĐT tổ chức.

Bà Cao Thị Thiên Phúc, Trưởng phòng Chính trị tư tưởng Sở GD-ĐT TP.HCM, nói về ý tưởng khởi nghiệp với học sinh. BẢO CHÂU

Phát biểu tại buổi tập huấn, bà Cao Thị Thiên Phúc, Trưởng phòng Chính trị tư tưởng Sở GD-ĐT TP.HCM, cho biết, cuộc thi Học sinh, sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp hướng đến mục tiêu nuôi dưỡng, ươm mầm các ý tưởng khởi nghiệp trong học sinh, sinh viên.

Bà Phúc chia sẻ: "Khởi nghiệp" với học sinh, sinh viên không nên hiểu với ý nghĩa quá rộng lớn mà quan trọng hơn hết là hình thành tư duy khởi nghiệp giúp các em có tư duy phát triển từ những tài nguyên đang có để tạo ra những sản phẩm, dự án với kết quả cao hơn trong tương lai".

Theo Bích Thanh/Thanh niên

Tin cùng chuyên mục

Vào trung tuần tháng 7/2024, Trường Đại học Công Thương TP. Hồ Chí Minh phối hợp cùng Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp (BSA) và Công ty Cổ phần Dừa nước Việt Nam – VietNipa tổ chức thành công chương trình “HUIT Startup Tour 2024” tại huyện Cần Giờ, TP.HCM.
Khởi nghiệp không dễ dàng và có thể đối diện thất bại. Vậy người trẻ có nên bước vào thương trường?
Bên cạnh không ít người trẻ khởi nghiệp thành công thì cũng có khá nhiều trường hợp thất bại. Đâu là những lý do khiến nhiều người phải sớm rời khỏi thương trường?
Khao khát tự lập, tích lũy kinh nghiệm và chinh phục thử thách, nhiều bạn trẻ mạnh dạn khởi nghiệp khi còn trên ghế nhà trường
Chị Hồ Thị Hương (34 tuổi, người đồng bào Tà Ôi, trú tại xã Trung Sơn, H.A Lưới, Thừa Thiên-Huế), là một trong những thanh niên tiêu biểu trong việc mạnh dạn làm du lịch cộng đồng gắn liền với việc giữ gìn bản sắc dân tộc để phát triển kinh tế.
Nghiên cứu làm đồ thủ công mỹ nghệ, gia dụng từ bẹ chuối, anh Hứa Trần Phong (ngụ TP.Sóc Trăng, Sóc Trăng) thu lãi 500 triệu đồng/năm.
Trắc nghiệm ngành nghề
Trắc nghiệm ngành nghề