Nhiều sinh viên Australia nguy cơ bỏ học vì học phí tăng cao

Nhiều sinh viên không có khả năng chi trả học phí có nguy cơ bỏ học và giáo dục đại học Australia sẽ bị phụ thuộc mạnh vào sinh viên quốc tế.

Các ngành luật, kế toán, hành chính, kinh tế... đều tăng học phí.

Dữ liệu do Bộ Giáo dục Australia công bố mới đây cho thấy học phí đại học ngành luật, kế toán, hành chính, kinh tế, thương mại, truyền thông và xã hội, văn hóa sẽ tăng lên 16.323 USD một năm từ năm 2024. Mức học phí mới tăng 1.181 USD so với năm 2023 và 9.639 USD so với 5 năm trước.

Mức tăng trên là kết quả của những cải cách lĩnh vực giáo dục đại học do Chính phủ Australia triển khai từ năm 2021 nhằm khuyến khích người trẻ theo học một số chuyên ngành nhất định như khoa học và kỹ thuật. Theo đó, chính phủ đã giảm mức hỗ trợ ngân sách cho giáo dục đại học từ 58% xuống 52% nhưng tăng tổng chỉ tiêu tuyển sinh lên 39.000.

Để duy trì số lượng chỉ tiêu này, Australia đã tăng học phí ở một số lĩnh vực như thương mại, luật, thậm chí tăng gấp đôi học phí ngành nghệ thuật. Điều này kéo theo mức đóng góp của sinh viên phải tăng từ 42% lên 48%.

Trong khi đó, học phí ngành giáo dục, điều dưỡng hay STEM thấp hơn. Ước tính, học phí những ngành trên sẽ giảm 32% so với năm 5 trước.

Tuy nhiên, Hiệp hội các trường đại học Australia phản đối gay gắt những thay đổi trên. Nhiều sinh viên không có khả năng chi trả học phí có nguy cơ bỏ học và lĩnh vực giáo dục đại học sẽ tiếp tục phụ thuộc mạnh vào sinh viên quốc tế.
Theo TG/ GD&TĐ

Tin cùng chuyên mục

Bộ Giáo dục Anh vừa công bố dữ liệu cho thấy số lượng học sinh bị đình chỉ học tập trong năm học 2022-2023 đã tăng cao kỷ lục, hơn 787.000.
Từ năm 2024, nhiều trường học tại Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hồng Kông... đồng loạt tăng học phí với du học sinh vì nhiều nguyên nhân. Đã có trường hợp sinh viên biểu tình phản đối trước động thái này.
Nằm trong khuôn khổ chương trình INTENSE (chương trình đặc biệt giáo dục tài năng công nghiệp quốc tế) của Đài Loan, một số trường CĐ, ĐH đã ký kết hợp tác với trường ĐH ở Đài Loan để cấp học bổng đào tạo người học ở lĩnh vực bán dẫn và tài chính.
Nhiều quy định khác của chính phủ Úc nhằm thắt chặt thị thực (visa) cũng bắt đầu có hiệu lực, như hạn chế tình trạng nhảy visa, điều chỉnh độ tuổi tối đa được xin visa làm việc sau tốt nghiệp hay giảm thời gian ở lại làm việc khi du học Úc.
Nếu con số trên tiếp tục duy trì đến hết tháng 6 này thì 2023-2024 sẽ là năm tài chính đầu tiên Việt Nam chứng kiến tỷ lệ bị Úc từ chối cấp visa du học cao nhất sau 18 năm.
Dữ liệu từ cơ quan giáo dục Nhật Bản cho thấy người Việt ngày càng kém mặn mà với du học Nhật, khi du học sinh liên tục giảm và lần đầu đứng thứ 3 về số lượng sau 9 năm duy trì vị trí số 2.
Trắc nghiệm ngành nghề
Trắc nghiệm ngành nghề