Nhiều nước siết chính sách với du học sinh

Để thu hút sinh viên quốc tế trong giai đoạn đại dịch, nhiều quốc gia đã nới lỏng, mở rộng chính sách du học. Tuy nhiên, những chính sách này cũng đã thu hút lượng lớn người dân nhập cư từ các nước khác ở thời điểm mở cửa sau dịch, khiến một số nước là điểm đến du học phải siết lại chính sách du học, ban hành nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 1/2024.

Mới đây, Văn phòng Thống kê quốc gia Anh (ONS) công bố số người di cư ròng (chênh lệch giữa số người đến và đi) của nước này tính đến tháng 6/2023 là 672.000 người. Nhằm hạn chế tình trạng này, Anh đã áp dụng chính sách hạn chế cấp thị thực (visa) với người thân của du học sinh bậc cử nhân từ tháng 1/2024. Như vậy, du học sinh bậc cử nhân bị hạn chế đưa người thân đến quốc gia này. Ngoài ra, sinh viên quốc tế không thể chuyển đổi thị thực du học sang thị thực làm việc cho đến khi tốt nghiệp.

Úc cũng nâng yêu cầu về tiếng Anh từ IELTS 5.5 lên 6.0 (hoặc chứng chỉ khác tương đương) để nộp đơn xin thị thực du học; IELTS 6.5 thay vì 6.0 đối với việc nộp đơn xin thị thực làm việc sau khi tốt nghiệp. Với chương trình tiếng Anh hay khóa dự bị đại học, yêu cầu tiếng Anh lần lượt là IELTS 5.0 và 5.5. Điểm trung bình (GPA) cũng phải đạt 6.5 trở lên với bậc trung học. 

Tại Canada, từ năm nay, ngoài học phí và phí đi lại, du học sinh phải chứng minh mình có sẵn 20.635 CAD (tương đương 376 triệu đồng) để xin giấy phép du học, tăng gấp đôi so với mức cũ là 10.000 CAD. Nước này cũng giám sát chặt chẽ việc cấp giấy phép nhập học đối với sinh viên quốc tế. Các cơ sở giáo dục tuyển sinh quốc tế sẽ phải xác nhận thư mời nhập học với Bộ Di trú, Người tị nạn và Quốc tịch Canada. Trước đây, hoạt động này thường thông qua các công ty trung gian. Vì vậy, khả năng trúng tuyển của sinh viên quốc tế sẽ thấp hơn.

Theo Nguyễn Loan/ PNO

Tin cùng chuyên mục

Bộ Giáo dục Anh vừa công bố dữ liệu cho thấy số lượng học sinh bị đình chỉ học tập trong năm học 2022-2023 đã tăng cao kỷ lục, hơn 787.000.
Từ năm 2024, nhiều trường học tại Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hồng Kông... đồng loạt tăng học phí với du học sinh vì nhiều nguyên nhân. Đã có trường hợp sinh viên biểu tình phản đối trước động thái này.
Nằm trong khuôn khổ chương trình INTENSE (chương trình đặc biệt giáo dục tài năng công nghiệp quốc tế) của Đài Loan, một số trường CĐ, ĐH đã ký kết hợp tác với trường ĐH ở Đài Loan để cấp học bổng đào tạo người học ở lĩnh vực bán dẫn và tài chính.
Nhiều quy định khác của chính phủ Úc nhằm thắt chặt thị thực (visa) cũng bắt đầu có hiệu lực, như hạn chế tình trạng nhảy visa, điều chỉnh độ tuổi tối đa được xin visa làm việc sau tốt nghiệp hay giảm thời gian ở lại làm việc khi du học Úc.
Nếu con số trên tiếp tục duy trì đến hết tháng 6 này thì 2023-2024 sẽ là năm tài chính đầu tiên Việt Nam chứng kiến tỷ lệ bị Úc từ chối cấp visa du học cao nhất sau 18 năm.
Dữ liệu từ cơ quan giáo dục Nhật Bản cho thấy người Việt ngày càng kém mặn mà với du học Nhật, khi du học sinh liên tục giảm và lần đầu đứng thứ 3 về số lượng sau 9 năm duy trì vị trí số 2.
Trắc nghiệm ngành nghề
Trắc nghiệm ngành nghề