Ngành giáo dục lên kế hoạch hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp

Bộ GD&ĐT vừa ban hành Kế hoạch triển khai Đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025” của ngành giáo dục năm 2023.

Ngành Giáo dục lên kế hoạch hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp.

Thực hiện Quyết định số 1665/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án "Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025" (Đề án), Bộ GD&ĐT ban hành Kế hoạch triển khai Đề án "Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025" của ngành giáo dục năm 2023 với mục đích tổ chức triển khai các nhiệm vụ, giải pháp của đề án theo chiều sâu, tập trung việc thay đổi tư duy, nhận thức của đội ngũ lãnh đạo các cấp, huy động sự tham gia của tập thể cán bộ lãnh đạo, giảng viên, giáo viên và cán bộ nhân viên các cơ sở giáo dục tập trung xây dựng mô hình hỗ trợ học sinh, sinh viên (HSSV) khởi nghiệp trong các cơ sở giáo dục, đào tạo phù hợp với đặc điểm từng đơn vị.

Các cơ sở giáo dục đại học tiếp tục hình thành các quỹ hỗ trợ khởi nghiệp

Theo đó, Bộ GD&ĐT yêu cầu tăng cường kết nối, thay đổi phương pháp đào tạo, bồi dưỡng kiến thức kỹ năng khởi nghiệp cho HSSV trong các cơ sở giáo dục. Thúc đẩy tạo môi trường hỗ trợ các hoạt động nghiên cứu hình thành dự án khởi nghiệp thông qua hoạt động trải nghiệm thực tế, ưu tiên việc nghiên cứu, thực hành trải nghiệm trong các môi trường doanh nghiệp.

Đối với các cơ sở giáo dục đại học, tiếp tục hình thành các quỹ hỗ trợ khởi nghiệp, tổ chức xây dựng cơ chế thí điểm phân bổ tỷ lệ sở hữu của nhà trường, giảng viên, người học và các đối tác đối với các tài sản, doanh nghiệp được hình thành từ kết quả nghiên cứu, các tài sản trí tuệ và cơ sở vật chất của cơ sở đào tạo.

Về nhiệm vụ, giải pháp thực hiện, kế hoạch yêu cầu trước hết tập trung vào công tác truyền thông. Theo đó, tiếp tục xây dựng nội dung, cập nhật thông tin, trên Fanpage của Chương trình: SSV và cổng khởi nghiệp: http://dean1665.vn.

Xây dựng các clip định hướng nội dung, hình thức triển khai công tác tư vấn nghề nghiệp, việc làm và hỗ trợ khởi nghiệp để các cơ sở giáo dục, đào tạo tuyên truyền cho HSSV. Truyền thông về Cuộc thi "Học sinh, sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp" lần thứ VI.

Tạo môi trường hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp

Đối với công tác hỗ trợ đào tạo, ngành giáo dục củng cố, phát triển mạng lưới cán bộ tư vấn hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp trong các cơ sở đào tạo, mạng lưới cán bộ tư vấn hướng nghiệp và hỗ trợ khởi nghiệp trong các trường phổ thông; hướng dẫn, giao nhiệm vụ phát huy hiệu quả đội ngũ cán bộ trong công tác tư vấn, phát triển các chương trình hỗ trợ khởi nghiệp tại các địa phương.

Tổ chức đào tạo, tập huấn đội ngũ cán bộ tư vấn hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp trong các cơ sở đào tạo tập trung vào phương pháp giảng dạy và kỹ năng làm việc với sinh viên nhằm thúc đẩy tinh thần đổi mới, sáng tạo và khởi nghiệp trong sinh viên.

Đồng thời, tổ chức các khóa đào tạo khởi sự kinh doanh quản trị doanh nghiệp cơ bản, chuyên sâu thực hiện Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa cho các sinh viên, nhóm sinh viên khởi nghiệp. Tổ chức các hoạt động tư vấn, hỗ trợ công nghệ; tư vấn tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa…

Đối với việc tạo môi trường hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp, Bộ GD&ĐT tiếp tục phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các cơ sở đào tạo hoàn thiện mô hình trung tâm hỗ trợ HSSV khởi nghiệp tại 3 khu vực, tạo không gian dùng chung cho HSSV tại các cơ sở đào tạo. Tăng cường kết nối với các doanh nghiệp hỗ trợ không gian làm việc cho các nhóm HSSV đã có ý tưởng, dự án khởi nghiệp để vận hành các mô hình kinh doanh, sản xuất thử các sản phẩm mẫu. Phối hợp với các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp hỗ trợ một số địa phương thí điểm xây dựng các Trung tâm giáo dục khởi nghiệp và Đổi mới sáng tạo hình thành hệ sinh thái hỗ trợ giáo dục khởi nghiệp.

Bộ GD&ĐT yêu cầu Vụ Giáo dục Chính trị và Công tác học sinh, sinh viên chủ trì, phối hợp với các cục, vụ liên quan, các tổ chức, cá nhân, các doanh nghiệp đồng hành cùng với Đề án 1665 tổ chức hoạt động triển khai Kế hoạch.

Các đại học, học viện, các trường đại học, cao đẳng sư phạm chủ động phối hợp với các đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan triển khai các nội dung của Kế hoạch.

Kinh phí thực hiện Kế hoạch được bố trí trong kinh phí triển khai thực hiện Đề án được cấp hằng năm; Quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa; chương trình đào tạo nguồn nhân lực cho doanh nghiệp nhỏ và vừa; kinh phí sự nghiệp giáo dục, đào tạo; kinh phí sự nghiệp khoa học công nghệ; kinh phí sự nghiệp kinh tế; kinh phí xã hội hóa và các nguồn kinh phí hợp pháp khác.

Theo Hòa Thanh/ Dân sinh

Tin cùng chuyên mục

Vào trung tuần tháng 7/2024, Trường Đại học Công Thương TP. Hồ Chí Minh phối hợp cùng Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp (BSA) và Công ty Cổ phần Dừa nước Việt Nam – VietNipa tổ chức thành công chương trình “HUIT Startup Tour 2024” tại huyện Cần Giờ, TP.HCM.
Khởi nghiệp không dễ dàng và có thể đối diện thất bại. Vậy người trẻ có nên bước vào thương trường?
Bên cạnh không ít người trẻ khởi nghiệp thành công thì cũng có khá nhiều trường hợp thất bại. Đâu là những lý do khiến nhiều người phải sớm rời khỏi thương trường?
Khao khát tự lập, tích lũy kinh nghiệm và chinh phục thử thách, nhiều bạn trẻ mạnh dạn khởi nghiệp khi còn trên ghế nhà trường
Chị Hồ Thị Hương (34 tuổi, người đồng bào Tà Ôi, trú tại xã Trung Sơn, H.A Lưới, Thừa Thiên-Huế), là một trong những thanh niên tiêu biểu trong việc mạnh dạn làm du lịch cộng đồng gắn liền với việc giữ gìn bản sắc dân tộc để phát triển kinh tế.
Nghiên cứu làm đồ thủ công mỹ nghệ, gia dụng từ bẹ chuối, anh Hứa Trần Phong (ngụ TP.Sóc Trăng, Sóc Trăng) thu lãi 500 triệu đồng/năm.
Trắc nghiệm ngành nghề
Trắc nghiệm ngành nghề