Lịch thi đánh giá tuyển sinh khối ngành công an: Năm nay có gì khác biệt?

Kỳ thi đánh giá tuyển sinh vào các học viện, trường trong khối Công an nhân dân dự kiến diễn ra vào 2-3/7.

Đó là thông tin vừa được đưa ra ngày 8/3 tại Hội nghị tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và triển khai công tác tuyển sinh năm 2023 trong công an nhân dân (CAND) do Bộ Công an tổ chức ngày 8/3.

Cụ thể, năm 2023, Bộ Công an tiếp tục tổ chức kỳ thi đánh giá tuyển sinh để làm căn cứ xét tuyển vào các trường CAND.

Theo kế hoạch dự kiến, kỳ thi đánh giá của Bộ Công an năm 2023 sẽ tổ chức vào ngày 2-3/7.

Trong đó, thí sinh đến làm thủ tục tại các học viện, trường CAND vào Chủ nhật ngày 2/7; tổ chức thi vào thứ hai, ngày 3/7.

 
PGS.TS Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, Bộ GD&ĐT cho biết, việc Bộ Công an đưa ra 3 phương thức tuyển sinh như đã áp dụng trong năm 2022 là phù hợp, không gây nhiễu cho thí sinh.

Tỷ lệ nhập học của thí sinh vào các trường CAND luôn ở top cao của toàn quốc, thể hiện chính sách thu hút tuyển sinh phù hợp.

Theo bà Thủy, năm 2023, quy chế tuyển sinh đại học về cơ bản vẫn giữ ổn định, chỉ điều chỉnh một số giải pháp kỹ thuật nhằm tạo thuận lợi cho thí sinh, rút ngắn thời gian xét tuyển để các trường có thể tổ chức khai giảng vào đầu tháng 9.

Việc đăng ký xét tuyển của thí sinh được đơn giản hóa. Tuy vậy, bà Thủy lưu ý Bộ Công an, các trường CAND cần quan tâm các phương án xử lý rủi ro đối với thí sinh, nhất là đối với các thí sinh không đủ điều kiện về tiêu chuẩn về chính trị; việc rà soát các tiêu chuẩn về sức khỏe, tiêu chuẩn chính trị cần cố gắng làm sớm, tạo điều kiện tốt nhất để hỗ trợ thí sinh trong quá trình xét tuyển.

Được biết năm 2022 là năm đầu tiên Bộ Công an tổ chức kỳ thi đánh giá để tuyển sinh vào các trường Công an nhân dân.

Kết quả bài thi đánh giá của Bộ Công an chiếm 60% tổng điểm xét tuyển, điểm thi tốt nghiệp THPT của Bộ GD&ĐT chiếm 40% tổng điểm xét tuyển.

Bài thi đánh giá tuyển sinh đại học chính quy Công an nhân dân năm 2022 sử dụng 80% kiến thức lớp 12, còn lại là các năm khác.

Các bài thi gồm hai phần: trắc nghiệm và tự luận. Thí sinh làm bài trong 180 phút, trong đó mỗi phần 90 phút.

Thí sinh lựa chọn một trong bốn mã đề theo nguyện vọng đã đăng ký khi sơ tuyển, gồm CA1, CA2, CA3 và CA4. Trong đó, CA1 và CA2 có phần trắc nghiệm về lĩnh vực Khoa học Tự nhiên, Khoa học Xã hội và Ngôn ngữ Anh. Phần tự luận của CA1 là Toán và của CA2 là Ngữ văn. CA3 và CA4 gồm trắc nghiệm Khoa học tự nhiên, Khoa học xã hội và Ngôn ngữ Trung Quốc. Phần tự luận của CA3 là Toán và CA4 là Ngữ văn.

Theo Đỗ Hợp/TPO

 

Tin cùng chuyên mục

ĐHQG TPHCM dự kiến sẽ công bố kết quả điểm thi đánh giá năng lực đợt 1 vào ngày 4/4 thông qua tài khoản cá nhân của các thí sinh.
Trong đợt thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TP. HCM, Đà Nẵng có 3 điểm thi và 6 hội đồng, với số lượng 5.300 thí sinh tham gia dự thi.
Ngày 26/3, gần 91.000 thí sinh đến từ hơn 1.880 trường trung học phổ thông của 61 tỉnh, thành phố tham dự đợt 1 kỳ thi đánh giá năng lực của ĐHQG TPHCM
Theo kế hoạch tuyển sinh chung của Bộ GD-ĐT, trước 17 giờ ngày 4.7 các trường ĐH sẽ hoàn thành công tác xét tuyển sớm. Đến thời điểm này, nhiều trường ĐH đã công bố và thực hiện quy trình xét tuyển các phương thức sớm này.
Điểm mới đáng chú ý của dự thảo thi tốt nghiệp THPT từ 2025 là thí sinh thi 4 môn bắt buộc và 2 môn lựa chọn. Sẽ từng bước thí điểm thi trên máy tính đối với các môn thi trắc nghiệm ở các địa phương có đủ điều kiện, có thể kết hợp giữa thi trên giấy và thi trên máy tính.
Vào buổi thi đánh giá năng lực của ĐHQG TPHCM, nếu thí sinh đến chậm quá 15 phút (tính từ cửa phòng thi) sau khi có hiệu lệnh tính giờ làm bài thì sẽ không được dự thi. Thí sinh bị đình chỉ thi, bài thi sẽ bị điểm 0 sẽ không được sử dụng kết quả để đăng ký xét tuyển vào các trường ĐH&CĐ.
Trắc nghiệm ngành nghề
Trắc nghiệm ngành nghề
Tra cứu điếm thi