Ngành Khoa học dữ liệu

Mã ngành: 7460108

Sự bùng nổ về dữ liệu lớn (big data) với sự phát triển mạnh mẽ của các công nghệ điện toán đám mây (Cloud Computing), trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence - AI), công nghệ chuỗi khối (Blockchain), thực tế tăng cường (Augmented Reality - AR), Internet vạn vật (Internet of Things - IoTs) cùng việc ứng dụng dụng hệ thống thông tin quản lý đặt ra nhu cầu cấp thiết về nguồn nhân lực chất lượng cao có khả năng thu thập, khai thác, phân tích và dự báo các hiện tượng kinh tế,… Chính vì vậy, ngành Khoa học dữ liệu rất phát triển trong kỷ nguyên số, trở thành ngành nghề triển vọng cho các bạn trẻ Gen Z, thu hút sự quan tâm của nhiều tổ chức, doanh nghiệp và tập đoàn lớn ở nhiều lĩnh vực khác nhau trong nền kinh tế.

Chọn ngành học Khoa học dữ liệu – Chọn làm chủ cuộc đua công nghệ số

Khoa học dữ liệu là thuật ngữ đã bắt đầu quen thuộc ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, đang dần trở thành xu hướng được các doanh nghiệp hướng tới để đẩy mạnh hoạt động kinh doanh nhờ việc sử dụng những thông tin được phân tích do công nghệ này mang lại. Khi cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 bùng nổ, mọi quốc gia và doanh nghiệp đều phải dựa nhiều hơn vào khoa học công nghệ và dữ liệu. Trong cuộc chạy đua công nghệ số, người thắng cuộc chính là người làm chủ các nguồn dữ liệu lớn. Bằng cách phân tích dữ liệu hay dữ liệu lớn, con người có một lượng kiến thức và hiểu rõ hơn về các hoạt động trong quá khứ đã được ghi nhận lại và đưa ra những lời khuyên, kết luận cuối cùng cho tương lai.

Tại Việt Nam, nhu cầu tuyển dụng các chức danh nghề nghiệp liên quan đến khoa học dữ liệu trong các doanh nghiệp đang tăng lên nhanh chóng và dự báo sẽ trở nên cấp thiết trong các năm sắp tới. Trong xu hướng của cách mạng công nghiệp 4.0, đặc biệt là giai đoạn chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ ở Việt Nam hiện nay, các doanh nghiệp ngày càng nhận thức rõ tầm quan trọng của dữ liệu trong hoạt động tác nghiệp và điều hành, nhất là đối với việc ra quyết định kinh doanh thông minh. Việc này đòi hỏi cần có đội ngũ nhân lực có khả năng phân tích và khai thác được sức mạnh của dữ liệu, giúp nâng cao hiệu quả của hoạt động tác nghiệp và hỗ trợ ra quyết định trong doanh nghiệp, cũng như các tổ chức kinh tế - xã hội.

Khoa học dữ liệu là khoa học về việc quản trị và phân tích dữ liệu để tìm ra các hiểu biết, các tri thức hành động, các quyết định dẫn dắt hành động. Khoa học dữ liệu gồm ba phần chính: Tạo và quản trị dữ liệu, phân tích dữ liệu, và chuyển kết quả phân tích thành giá trị của hành động. Việc phân tích và sử dụng các kết quả phân tích dựa vào ba nguồn tri thức: thống kê toán học, khoa học máy tính và tri thức của lĩnh vực ứng dụng cụ thể. Các mảng kiến thức của khoa học dữ liệu gồm: Khai thác dữ liệu (Data mining), Thống kê (Statistic), Học máy (Machine learning), Phân tích (Analyze) và Lập trình (Programming).

Sáu ứng dụng hữu ích của Khoa học dữ liệu trong kinh tế-xã hội:

Ưu điểm nổi bật của ngành Khoa học dữ liệu

Mục tiêu chương trình đào tạo cung cấp cho người học những kiến thức và kỹ năng cần thiết để trở thành chuyên gia hoặc nhà quản lý trong lĩnh vực khoa học dữ liệu. Người học có đủ năng lực tham gia thực hiện các công việc liên quan đến dữ liệu, bao gồm việc lập kế hoạch, tiến hành thu thập, tiền xử lý dữ liệu (đặc biệt là dữ liệu lớn - big data), ứng dụng các mô hình quản trị dữ liệu, phương pháp thống kê, phương pháp máy học, và các công cụ phân tích dữ liệu vào giải quyết các vấn đề kinh tế, kinh doanh và quản lý. Bên cạnh đó, sinh viên được trang bị khả năng ngoại ngữ, bổ sung các kiến thức nền tảng liên quan đến kinh tế, liên tục được cập nhật các tiêu chuẩn, các công nghệ dữ liệu mới nhất để nâng cao chất lượng, tăng khả năng hội nhập và đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu ngày càng cao của doanh nghiệp trong bối cảnh kinh tế số.

Triển vọng nghề nghiệp rộng mở cùng mức lương đáng mơ ước

Sau khi tốt nghiệp ngành Khoa học dữ liệu, sinh viên sẽ có nhiều sự lựa chọn các công việc khác nhau như:

  • Chuyên viên bộ phận phân tích dữ liệu (Data Analyst) ở các doanh nghiệp thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau như: thương mại điện tử, marketing, tài chính ngân hàng, viễn thông,…;
  • Chuyên viên xây dựng và quản trị dữ liệu (Data Engineer) tại các doanh nghiệp công nghệ, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có bộ phận hoặc trung tâm dữ liệu;
  • Chuyên viên hoặc quản lý các dự án khoa học dữ liệu (Data scientist);
  • Chuyên viên nghiên cứu, ứng dụng các giải pháp khoa học dữ liệu trong kinh doanh và quản lý doanh nghiệp.
CÁC TRƯỜNG TUYỂN SINH NGÀNH Khoa học dữ liệu

Xét điểm thi tốt nghiệp THPT

STT Tên Trường Điểm chuẩn
2023 2024
1 Trường Đại học Công Nghệ Thông Tin - ĐHQG TP.HCM 27.1 0
2 Trường Đại học Kỹ Thuật - Công Nghệ Cần Thơ 15 0
3 Trường Đại học Công nghệ TP.HCM 17 0
4 Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - ĐHQG Hà Nội 34.85 0
5 Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội 24.51 0
6 Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp - Cơ sở Nam Định 17.5 0
7 Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp - Cơ sở Hà Nội 22 0
8 Trường Đại học Giao thông Vận tải TP.HCM 24.5 0
9 Trường Đại học Giao thông Vận tải TP.HCM 23.5 0
10 Trường Đại học Đà Lạt 16 0
11 Trường Đại học Quốc Tế - ĐHQG TP.HCM 25 0
12 Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - ĐHQG TP.HCM 26.4 0
13 Trường Đại học Mỏ - Địa chất 23 0
14 Trường Đại học Kinh tế Tài chính TP.HCM 17 0
15 Trường Đại học Mở TP.HCM 23.9 0
16 Trường Đại học Quy Nhơn 15 0
17 Trường Đại học Công thương TP.HCM 16.75 0
18 Đại học Kinh tế TP.HCM 26.3 0
19 Trường Đại học Văn Lang 16 0