Khi nào cần thi đánh giá năng lực đợt 2 và lưu ý gì khi ôn tập?

Theo chuyên gia, thí sinh nên cân nhắc thi đánh giá năng lực đợt 2 nếu điểm nằm ngoài 'vùng an toàn' nhưng cần có chiến lược ôn tập phù hợp để không ảnh hưởng đến kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT.

Từ phổ điểm thi đánh giá năng lực đợt 1 năm 2023, thạc sĩ Bùi Văn Công, giáo viên luyện thi đánh giá năng lực thu hút hơn 60.000 lượt theo dõi trên mạng xã hội, cho rằng khoảng 40% thí sinh có thể mất cơ hội vào các trường tốp đầu của ĐH Quốc gia TP.HCM như Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM, Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM, Trường ĐH Công nghệ thông tin TP.HCM...

"Đây đều là những thí sinh có từ 600 điểm trở xuống và dựa theo điểm chuẩn năm 2022, không trường nào ở danh sách trên tuyển sinh khung điểm này", thầy Công nói.

Thí sinh tham dự kỳ thi đánh giá năng lực đợt 1 của ĐH Quốc gia TP.HCM (ngày 26.3). NHẬT THỊNH

Cũng theo thầy Công, trong số thí sinh đạt 600 điểm trở lên, có 70% đạt từ 600-750 điểm. Tuy nhiên, số ngành lấy điểm trong mốc này tương đối ít, chỉ khoảng 35%, nên sự cạnh tranh sẽ rất khốc liệt. "27% số thí sinh đạt 600 điểm trở lên có điểm từ 750 đến dưới 900 trong khi số ngành tuyển sinh mức điểm này là khoảng 60%. Đây được xem là ngưỡng tương đối an toàn, khả năng cao sẽ trúng tuyển. Còn với mức điểm từ 900 trở lên, thí sinh gần như có một suất trong các ngành tốp đầu của ĐH Quốc gia TP.HCM", thạc sĩ Công nhận định.

Đồng thời, thầy Công cho rằng những thí sinh có kết quả cao hơn điểm chuẩn năm 2022 từ 50 điểm trở lên sẽ tương đối an toàn. Nếu chỉ ở mức ngang bằng thì người học cần nghiên cứu tham gia kỳ thi đợt 2 (ngày 28.5) để nâng cao sức cạnh tranh. "Trong trường hợp thấp hơn đến 100 điểm trở lên, thí sinh rất khó để bứt phá và nên tập trung vào kỳ thi tốt nghiệp THPT diễn ra chỉ 1 tháng sau đó", thạc sĩ Công cho hay.

Ôn thi: Đọc thêm sách giáo khoa chương trình mới

Ở một góc nhìn khác, anh Đặng Duy Hùng, Giám đốc Trung tâm luyện thi Strength Education (TP.HCM), khuyên thí sinh nên học với tâm thế kiến thức sẽ được dùng chung với mọi kỳ thi, xem việc thi đánh giá năng lực đợt 2 là một cơ hội để tiến vào cánh cửa ĐH song song với kết quả thi tốt nghiệp THPT. "Tuy nhiên, đề thi đánh năng lực sẽ không phù hợp với những trường hợp học lệch 3 môn xét tuyển ĐH nên thí sinh cần cân nhắc", anh Hùng lưu ý.

Cũng theo anh Hùng, cấu trúc đề thi đánh giá năng lực không có nhiều sự thay đổi trong 4 năm qua và đợt 2 sắp tới cũng tương tự, với những câu hỏi tuy có nội dung không quá cao siêu nhưng số lượng lại lớn dễ khiến thí sinh gặp áp lực. Vì thế, ở giai đoạn hiện tại, người học phải luyện giải đề thật nhiều để tăng phản xạ, canh chuẩn tốc độ giải quyết các câu hỏi tư duy, đọc hiểu cho tròn thời gian 150 phút làm bài, song song đó cần nắm chắc trọng tâm từng đơn vị kiến thức.

Học sinh lớp 12 ôn thi đánh giá năng lực tại một trung tâm luyện thi ở TP.HCM. NGỌC LONG

Về thời gian ôn luyện, anh Hùng nhận định thí sinh nên học đều các môn ở những ngày trong tuần để bồi dưỡng độ rộng kiến thức, sau đó tập trung giải đề vào cuối tuần. Ở giai đoạn gần thi, việc ôn luyện đề cần được tăng cường hơn. "Với những câu giải quyết vấn đề thuộc lĩnh vực lịch sử, chính trị, xã hội là điểm mới năm nay, thí sinh có thể đọc thêm sách giáo khoa lớp 10 chương trình mới để xây dựng nền tảng kiến thức", anh Hùng cho hay.

Những thí sinh có kết quả cao hơn điểm chuẩn năm 2022 từ 50 điểm trở lên sẽ tương đối an toàn. Nếu chỉ ở mức ngang bằng thì người học cần nghiên cứu tham gia kỳ thi đợt 2 (ngày 28.5) để nâng cao sức cạnh tranh. Trong trường hợp thấp hơn đến 100 điểm trở lên, thí sinh rất khó để bứt phá và nên tập trung vào kỳ thi tốt nghiệp THPT diễn ra chỉ 1 tháng sau đó

Thạc sĩ Bùi Văn Công, giáo viên luyện thi đánh giá năng lực
Tập trung cải thiện điểm yếu

"Nếu nắm được những phần còn yếu và lỗi sai trong bài làm đợt 1, thí sinh có thể tập trung rút kinh nghiệm để cải thiện thành tích trong lần thi kế tiếp. Trong trường hợp không đủ tự tin có thể đạt điểm cao hơn, hãy chú trọng hoàn toàn vào kỳ thi tốt nghiệp THPT. Nhìn chung, thí sinh cần tỉnh táo biết mình muốn gì và cần làm gì, tránh hùa theo đám đông để rồi 'đàn nào cũng chơi, nhạc nào cũng nhảy', vừa mất thời gian vừa không mang lại kết quả tối ưu", nam thủ khoa cảnh báo.

Theo Nghiêm, dù muốn thi đánh giá năng lực đợt 2, thí sinh cũng không được bỏ ngang việc ôn thi 3 môn xét tuyển ĐH trong kỳ thi tốt nghiệp THPT mà nên chia đều thời gian học, tránh mất kiểm soát nếu kết quả đợt 2 không tốt. "Sức khỏe vật lý và tinh thần cũng phải đặc biệt chú trọng. Thay vì dồn thật nhiều thời gian học tập, thí sinh nên giữ tâm trạng thoải mái thông qua các hoạt động giải trí để không bị 'cháy sạch' (burnout), ảnh hưởng xấu đến kết quả của cả quá trình", Nghiêm đưa ra lời khuyên.

Theo Ngọc Long/TNO

Tin cùng chuyên mục

Mức điểm nhận hồ sơ xét tuyển ngành Quân sự cơ sở năm 2024 của Trường Sĩ quan Lục quân 1 và Trường Sĩ quan Lục quân 2: Đào tạo Đại học: 15,0 điểm; Đào tạo Cao đẳng: 10,0 điểm.
Điểm sàn chỉ với mức 15 điểm cùng nhiều gói học bổng hấp dẫn đang là “điểm nhấn” của các trường đại học tốp dưới nhằm tạo cơ hội cho các thí sinh trong cuộc chạy đua tuyển sinh năm nay.
Các trường ĐH đồng loạt công bố điểm sàn theo phương thức xét tuyển điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024. Mức điểm nhận hồ sơ được ghi nhận ở các trường hiện dao động từ 15 - 24 điểm. Liệu có ngành nào điểm chuẩn trúng tuyển sẽ bằng với mức điểm nhận hồ sơ?
Hàng loạt ngành học ở nhiều trường đại học tại TP.HCM lấy điểm sàn chỉ từ 15, theo tổ hợp ba môn thi tốt nghiệp THPT năm 2024.
Trong thời điểm này, một số trường ĐH thông báo tiếp tục nhận đăng ký xét tuyển bằng điểm học bạ và điểm thi đánh giá năng lực trên hệ thống xét tuyển của Bộ GD-ĐT ngoài phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT. Điều này là đúng hay sai?
Đại diện Bộ GD-ĐT cũng như các trường đại học đã tư vấn cho thí sinh cách để xác định danh mục nguyện vọng đại học và những lỗi sai cần lưu ý trong quá trình đăng ký nguyện vọng.
Trắc nghiệm ngành nghề
Trắc nghiệm ngành nghề