Hàn Quốc khó đạt mục tiêu thu hút 300 nghìn sinh viên quốc tế

Hồi tháng 8, Bộ Giáo dục Hàn Quốc công bố kế hoạch 5 năm nhằm thu hút 300 nghìn sinh viên quốc tế.

Hàn Quốc đặt mục tiêu thu hút 300 nghìn sinh viên quốc tế đến năm 2027.

Các chuyên gia cho rằng Chính phủ Hàn Quốc đang đặt ra yêu cầu quá cao cho các trường đại học khi nâng mục tiêu thu hút 300 nghìn sinh viên quốc tế đến năm 2027.

Hồi tháng 8, Bộ Giáo dục Hàn Quốc công bố kế hoạch 5 năm nhằm thu hút 300 nghìn sinh viên quốc tế để giải quyết tình trạng giảm dân số trong độ tuổi đi học và tăng cường khả năng cạnh tranh của các trường đại học địa phương. Sáng kiến trên gọi là “Study Korea 300.000”.

Hàn Quốc cũng dự kiến tăng học bổng nhà nước cho sinh viên đến từ các quốc gia có nhu cầu hợp tác kinh tế cao như Ba Lan - nổi tiếng với ngành công nghiệp hàng không vũ trụ và quốc phòng; Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, nơi có ngành năng lượng hạt nhân lớn.

Tuy nhiên, các giảng viên, học giả cho rằng trong thời gian 5 năm, nỗ lực thu hút nhằm tăng tuyển sinh nước ngoài lên 300 nghìn khó có thể đạt được. Hiện nay, số lượng sinh viên quốc tế theo học ở Hàn Quốc là 180 nghìn người, bằng 1/3 mục tiêu đề ra. Không chỉ tăng về mặt số lượng, các trường đại học cũng cần mở rộng chất lượng để đáp ứng một lượng sinh viên khổng lồ.

Là chuyên gia cố vấn cho Chính phủ Hàn Quốc về kế hoạch trên, GS Jun Hyun Hong, giảng viên Trường Dịch vụ Công, Đại học Chung-Ang, cho biết: Việc thu hút sinh viên quốc tế chắc chắn là rất quan trọng đối với sự tồn tại lâu dài của lĩnh vực giáo dục đại học.

Tuy nhiên, cách tiếp cận hiện nay là “không bền vững” khi chỉ tập trung vào đầu ra. Việc tuyển sinh sinh viên quốc tế không giống như quy trình sản xuất bởi nó là sự tương tác phức tạp với con người.

“Hiện nay, chính phủ chỉ tập trung vào một con số. Đây là quan điểm công nghiệp, không phải quan điểm giáo dục dù hiện nay, giáo dục đã được coi là một phần của quá trình công nghiệp”, ông Huyn Hong phân tích.

Chuyên gia này đã cố gắng cảnh báo chính phủ rằng nếu không có cơ cấu phù hợp để đảm bảo chất lượng giáo dục đối với sinh viên quốc tế, những nỗ lực nhằm tăng số lượng có thể phản tác dụng.

Vì lý do trên, theo GS Huyn Hong, các trường đại học cần tăng cường nỗ lực tổ chức các chương trình giáo dục mang tính toàn cầu, trong đó, thay đổi về chương trình giảng dạy, hỗ trợ sinh viên quốc tế... Các trường cần xây dựng mạng lưới kết nối và hỗ trợ chặt chẽ để đáp ứng mọi nhu cầu, giải quyết mọi thắc mắc của lượng lớn sinh viên nước ngoài.

“Nếu chúng ta thu hút ngày càng nhiều sinh viên quốc tế nhưng không phát triển các chương trình hòa nhập thực tế và giảng dạy, họ sẽ tách biệt khỏi môi trường giáo dục”, GS Hyun Hong cảnh báo.

Đồng tình với quan điểm trên, bà Minah Park, đại diện Hội đồng Giáo dục Đại học Hàn Quốc, cho rằng các cơ sở giáo dục cần “thêm thời gian” để phát triển số lượng sinh viên quốc tế. Để đạt được con số 300 nghìn, các trường phải chuẩn bị kĩ càng về nguồn lực, vật lực lẫn nhân lực.

Còn ông Chong-yang Kim, Hiệu trưởng danh dự Đại học Hanyang, nhất trí với kế hoạch Study Korea 300.000 nhưng cho rằng chính phủ cần có chiến lược giúp đỡ các trường đại học như trao học bổng toàn phần. Hiện nay, Hàn Quốc vẫn cấp học bổng toàn phần cho sinh viên quốc tế nhưng ở quy mô nhỏ nên hầu hết du học sinh phải tự chi trả.

Số lượng sinh viên quốc tế tại Hàn Quốc đã tăng cao trong những năm gần đây. Năm 2020, hơn 153.000 sinh viên quốc tế theo học tại Nhật Bản, sau đó giảm còn hơn 152.000 người vào năm 2021 nhưng tăng lên 166.000 vào năm 2022, bất chấp dịch Covid-19.

Theo Tú Anh/ GD&TĐ (Nguồn: THE)

Tin cùng chuyên mục

Bộ Giáo dục Anh vừa công bố dữ liệu cho thấy số lượng học sinh bị đình chỉ học tập trong năm học 2022-2023 đã tăng cao kỷ lục, hơn 787.000.
Từ năm 2024, nhiều trường học tại Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hồng Kông... đồng loạt tăng học phí với du học sinh vì nhiều nguyên nhân. Đã có trường hợp sinh viên biểu tình phản đối trước động thái này.
Nằm trong khuôn khổ chương trình INTENSE (chương trình đặc biệt giáo dục tài năng công nghiệp quốc tế) của Đài Loan, một số trường CĐ, ĐH đã ký kết hợp tác với trường ĐH ở Đài Loan để cấp học bổng đào tạo người học ở lĩnh vực bán dẫn và tài chính.
Nhiều quy định khác của chính phủ Úc nhằm thắt chặt thị thực (visa) cũng bắt đầu có hiệu lực, như hạn chế tình trạng nhảy visa, điều chỉnh độ tuổi tối đa được xin visa làm việc sau tốt nghiệp hay giảm thời gian ở lại làm việc khi du học Úc.
Nếu con số trên tiếp tục duy trì đến hết tháng 6 này thì 2023-2024 sẽ là năm tài chính đầu tiên Việt Nam chứng kiến tỷ lệ bị Úc từ chối cấp visa du học cao nhất sau 18 năm.
Dữ liệu từ cơ quan giáo dục Nhật Bản cho thấy người Việt ngày càng kém mặn mà với du học Nhật, khi du học sinh liên tục giảm và lần đầu đứng thứ 3 về số lượng sau 9 năm duy trì vị trí số 2.
Trắc nghiệm ngành nghề
Trắc nghiệm ngành nghề