Du học Đức thu hút sinh viên quốc tế

Theo các chuyên gia tuyển dụng sinh viên quốc tế, trong năm học 2022 – 2023, Đức đạt kỷ lục 370.000 sinh viên quốc tế và sức hấp dẫn của thị trường này đang bùng nổ. 

Đức là một trong bảy điểm đến du học đang thu hút sinh viên quốc tế. Ảnh: pexels

Theo số liệu thống kê được công bố trong tháng 11 chỉ ra rằng, nền kinh tế lớn nhất châu Âu đã giảm 0,1% trong quý 3 năm 2023. Tuy nhiên, sức hấp dẫn của nền kinh tế này đối với các sinh viên tương lai đang ở mức cao nhất mọi thời đại.

Theo khảo sát năm 2023 của Tổ chức Tư vấn quốc tế về hội thảo và giáo dục (ICEF) cho thấy, nhu cầu về giáo dục quốc tế vẫn còn mạnh mẽ, trong đó Đức được liệt kê là một trong những quốc gia điểm đến có mức tăng trưởng đáng kể.

Ngoài mức học phí phải chăng tại các trường đại học công lập, các trường tư thục cũng giảm tới 30% học phí trong các chương trình học bổng để thu hút sinh viên.

Thủ tướng Đức, Olaf Scholz tuyên bố rằng, Đức cần sinh viên quốc tế “trẻ và có trình độ tốt” để phát triển kinh tế đất nước.

Theo đó, Bộ Giáo dục Liên bang Đức cùng với Cơ quan Trao đổi Học thuật Đức (DAAD), đã đưa ra sáng kiến tuyển dụng sinh viên quốc tế, đồng thời “đào tạo họ trở thành những công nhân lành nghề trong tương lai cho thị trường việc làm Đức”.

Hai chương trình nằm trong sáng kiến này là chương trình FIT và Profi plus. Chương trình FIT cung cấp cho sinh viên quốc tế các biện pháp hỗ trợ trong các giai đoạn học tập khác nhau. Như các khóa tư vấn chuẩn bị học tập, tư vấn kỹ năng, học thuật trong trường đại học và tư vấn nghề nghiệp phù hợp. Tối đa 70 dự án sẽ được tài trợ với số tiền lên tới 1 triệu euro từ mùa xuân năm 2024.

Chương trình Profi plus dành cho các học giả quốc tế có bằng đại học nước ngoài và kinh nghiệm chuyên môn. Tối đa 25 dự án đại học, với khả năng tiếp cận khoảng 700.000 euro mỗi dự án. Các dự án sẽ hỗ trợ học giả điều chỉnh trình độ của họ theo yêu cầu của thị trường lao động Đức, bên cạnh việc huấn luyện chuyên môn hoặc đào tạo ngôn ngữ, kỹ năng giao tiếp liên quan đến công việc.

Chương trình này được Bộ Giáo dục và Nghiên cứu Liên bang hỗ trợ 120 triệu euro cho đến năm 2028, nhằm mục đích hỗ trợ sinh viên quốc tế trong quá trình học tập và chuyển sang thị trường việc làm ở Đức.

Bộ trưởng Giáo dục Liên bang, Bettina Stark-Watzinger, cho biết từ đầu tháng 11/2023, Đức đứng ở vị trí thứ ba trong bảng xếp hạng toàn cầu về điểm đến du học yêu thích nhất.

Thị trường Đức không chỉ là điểm đến học tập thu hút sinh du học sinh, mà còn có khả năng giữ chân họ ở lại làm việc. Theo khảo sát năm 2022, hơn 60% sinh viên quốc tế có thị thực du học Đức vào năm 2015 vẫn ở lại nước này làm việc 5 năm sau đó.

Hà Lan/ The Pie

Tin cùng chuyên mục

Bộ Giáo dục Anh vừa công bố dữ liệu cho thấy số lượng học sinh bị đình chỉ học tập trong năm học 2022-2023 đã tăng cao kỷ lục, hơn 787.000.
Từ năm 2024, nhiều trường học tại Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hồng Kông... đồng loạt tăng học phí với du học sinh vì nhiều nguyên nhân. Đã có trường hợp sinh viên biểu tình phản đối trước động thái này.
Nằm trong khuôn khổ chương trình INTENSE (chương trình đặc biệt giáo dục tài năng công nghiệp quốc tế) của Đài Loan, một số trường CĐ, ĐH đã ký kết hợp tác với trường ĐH ở Đài Loan để cấp học bổng đào tạo người học ở lĩnh vực bán dẫn và tài chính.
Nhiều quy định khác của chính phủ Úc nhằm thắt chặt thị thực (visa) cũng bắt đầu có hiệu lực, như hạn chế tình trạng nhảy visa, điều chỉnh độ tuổi tối đa được xin visa làm việc sau tốt nghiệp hay giảm thời gian ở lại làm việc khi du học Úc.
Nếu con số trên tiếp tục duy trì đến hết tháng 6 này thì 2023-2024 sẽ là năm tài chính đầu tiên Việt Nam chứng kiến tỷ lệ bị Úc từ chối cấp visa du học cao nhất sau 18 năm.
Dữ liệu từ cơ quan giáo dục Nhật Bản cho thấy người Việt ngày càng kém mặn mà với du học Nhật, khi du học sinh liên tục giảm và lần đầu đứng thứ 3 về số lượng sau 9 năm duy trì vị trí số 2.
Trắc nghiệm ngành nghề
Trắc nghiệm ngành nghề