ĐHQG TPHCM: Hơn 40.000 thí sinh đăng ký thi đánh giá năng lực đợt 2

Kết thúc đợt 2 đăng ký thi đánh giá năng lực (ĐGNL) do ĐHQG TPHCM tổ chức có 41.542 thí sinh đã đăng ký dự thi, trong đó có 40.143 thí sinh đã hoàn thành thủ tục.

Đây là kết quả thống kê do Trung tâm Khảo thí và Đánh giá Chất lượng đào tạo, ĐHQG TPHCM công bố vào chiều 8/5. Từ đó đến ngày 10/5, thí sinh sẽ tiếp tục hoàn thành thủ tục đăng ký dự thi.

Thí sinh tại TPHCM tham dự kỳ thi ĐGNL đợt 1 (ảnh: Nguyễn Dũng)

Theo thống kê, TPHCM là địa phương có số lượng đăng ký dự thi nhiều và vượt trội với gần 21.700 thí sinh, tiếp đến là Đồng Nai (2.435), Đà Nẵng (2.251) và An Giang (2.020).

Kỳ thi ĐGNL đợt 2 sẽ được ĐHQG TPHCM tổ chức vào sáng Chủ nhật 2/6 tại các địa phương: Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Bình Định, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Đắk Lắk, Lâm Đồng, TPHCM, Bà Rịa- Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương, Tiền Giang, An Giang và dự kiến tại Cà Mau.

Trước ngày thi 1 tuần, thí sinh đăng nhập vào hệ thống để in phiếu báo dự thi. Trong giấy báo dự thi sẽ có thông tin chi tiết về địa điểm thi, phòng thi, số báo danh, thời gian thí sinh cần có mặt tại phòng thi. Kết quả của đợt 2 sẽ được công bố vào ngày 10/6.

Năm nay, kỳ thi ĐGNL do ĐHQG TPHCM tổ chức đã thu hút lượng đăng ký thi cao kỷ lục với 106.895 thí sinh. Trong đó, số thí sinh đăng ký dự thi cả 2 đợt là 28.797 thí sinh.

Hiện số cơ sở giáo dục đã đăng ký sử dụng kết quả kỳ thi đánh giá năng lực do ĐHQG TPHCM tổ chức xét tuyển đã tăng lên 109 trường đại học, cao đẳng.

Trong kỳ thi ĐGNL đợt 1 vừa qua, 93.828 thí sinh đã tham dự thi. Thí sinh có điểm thi cao nhất là 1.076 điểm và thí sinh có điểm thi thấp nhất là 203 điểm.

Bảng số liệu thống kê thí sinh đăng ký dự thi ĐGNL đợt 2.

Theo Nguyễn Dũng/ Tiền Phong

Tin cùng chuyên mục

Năm 2025, nhiều trường đại học lớn khu vực phía Nam thông báo bỏ phương án xét tuyển bằng kết quả học tập (học bạ) bậc THPT, vì sao?.
Trường Đại học FPT sẽ bổ sung thêm các ngành học mới, phương thức tuyển sinh mới trong công tác tuyển sinh năm 2025.
Còn có hiện tượng giáo viên, học sinh hiểu một cách cứng nhắc cấu trúc, tính chất của đề tham khảo...
Theo nhiều ý kiến chuyên gia, việc xem xét bãi bỏ hoặc giảm tỷ lệ xét tuyển sớm vào đại học là cần thiết...
Năm 2025, dù có thêm môn tin học và công nghệ trong số các môn khoa học tự nhiên để lựa chọn thi tốt nghiệp THPT nhưng xu hướng học sinh chọn môn khoa học xã hội vẫn cao.
Theo Hiệp hội các trường ĐH, CĐ Việt Nam, Bộ GD&ĐT cần loại bỏ các phương thức tuyển sinh không bảo đảm chất lượng đầu vào và quy định thống nhất các tổ hợp xét tuyển, kiên quyết loại các tổ hợp "lạ".
Trắc nghiệm ngành nghề
Trắc nghiệm ngành nghề
Các ngành công nghiệp số cốt lõi nào được đẩy mạnh đào tạo nhân lực?
Bên cạnh ngành công nghiệp bán dẫn, các ngành công nghệ số cốt lõi đã được Chính phủ chỉ đạo đẩy mạnh đào tạo nhân lực đến năm 2030, định hướng đến năm 2050.