Đại học Quốc gia Hà Nội điều chỉnh tăng lệ phí thi đánh giá năng lực

Năm 2023, tình hình dịch COVID-19 cơ bản được kiểm soát trên cả nước và thực hiện nhiệm vụ tổ chức kỳ thi độc lập, Trung tâm Khảo thí đã trình Đại học Quốc gia Hà Nội phê duyệt Đề án thi đánh giá năng lực năm 2023 với mức lệ phí là 500.000 đồng/thí sinh/lượt thi theo nguyên tắc chi phí tính đúng, tính đủ lấy thu bù chi.

GS.TS Nguyễn Tiến Thảo, Giám đốc Trung tâm Khảo thí, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) cho biết như đã tuyên bố trước đây, bài thi Đánh giá năng lực (còn gọi tắt là HSA) được thiết kế có tính toàn diện, ổn định, phân loại. Do đó, sẽ không có bất kỳ thay đổi gì về dạng thức, cấu trúc đề thi HSA trong những năm qua và thời gian tới.

Thí sinh thi HSA. Ảnh: Ngọc Diệp

ĐHQGHN chỉ có những điều chỉnh về hành chính như giới hạn số lần dự thi, tăng chế tài xử phạt thí sinh vi phạm quy chế thi, lệ phí đăng ký dự thi và thi. Cụ thể, theo GS Nguyễn Tiến Thảo, năm 2023, ĐHQGHN giới hạn thí sinh chỉ đăng ký thi tối đa 2 lượt/năm, mỗi lần thi cách nhau tối thiểu 28 ngày.

"Việc giới hạn số lượt dự thi xuất phát từ thực tiễn năm 2022 với hơn 20.000 lượt thi của thí sinh dự thi từ 2 lần trở lên nhưng điểm bài thi không thay đổi, gây lãng phí xã hội, đồng thời ảnh hưởng đến các thí sinh khác mong muốn được thi HSA", GS Nguyễn Tiến Thảo nói.

Về chế tài xử lý thí sinh vi phạm, Quy chế thi Đánh giá năng lực HSA quy định thí sinh bị đình chỉ thi sẽ bị hủy toàn bộ kết quả đăng ký dự thi, kết quả đã thi hoặc hồ sơ đăng ký các ca chưa thi. Ngoài ra, đơn vị tổ chức thi sẽ thông báo cho các bên liên quan biết mức độ vi phạm của thí sinh.

Đối với lệ phí dự thi, GS Nguyễn Tiến Thảo cho biết năm 2022 ĐHQGHN đã giao cho Trung tâm Khảo thí xây dựng định mức lệ phí được xác định trên nguyên tắc tính đúng, đủ chi phí tổ chức thi trên quy mô lớn và phải thuê khoán hạ tầng, nhân lực (cán bộ coi thi, thanh tra, giám sát, bảo an, y tế…) tại nhiều trường ĐH trong cả nước; bổ sung thêm khoảng 25% câu hỏi mới vào ngân hàng đề thi mỗi năm.

Năm 2022, có trên 60 cơ sở đào tạo ĐH tuyên bố sử dụng kết quả bài thi HSA để xét tuyển.

Do đó mức lệ phí đăng ký dự thi và thi HSA năm 2022 xây dựng trên nguyên tắc tính đủ chi phí dao động từ 586.000 đến 625.000 đồng/thí sinh/lượt thi. Với trách nhiệm xã hội, ĐHQGHN đã hỗ trợ 50% lệ phí cho tất cả các thí sinh tham gia kỳ thi HSA năm 2022 do ảnh hưởng của đại dịch nên lệ phí là 300.000 đồng/lượt thi/thí sinh.

Năm 2023, tình hình dịch COVID-19 cơ bản được kiểm soát trên cả nước và thực hiện nhiệm vụ tổ chức kỳ thi độc lập, Trung tâm Khảo thí đã trình ĐHQGHN phê duyệt Đề án thi HSA năm 2023 với mức lệ phí là 500.000 đồng/thí sinh/lượt thi theo nguyên tắc chi phí tính đúng, tính đủ lấy thu bù chi. Do ĐHQGHN chỉ còn hỗ trợ phần nhỏ trong chi phí tổ chức kỳ thi HSA năm 2023.

Theo Nghiêm Huê/ TPO

Tin cùng chuyên mục

Nhiều trường ĐH đã công bố mức điểm đủ điều kiện trúng tuyển (trừ điều kiện tốt nghiệp THPT) các phương thức tuyển sinh sớm. Đáng chú ý là mặt bằng điểm chuẩn này của nhiều trường khá thấp, thậm chí dưới mức điểm trung bình tính theo thang điểm của phương thức xét tuyển.
Một trường công bố điểm chuẩn phương thức xét điểm kỳ thi đánh giá năng lực ĐH Quốc gia TP.HCM cao nhất ở mức 850 điểm.
Một số cơ sở giáo dục đại học vừa công bố kết quả xét tuyển sớm năm 2023.
Thí sinh xét tuyển kết hợp học bạ với chứng chỉ tiếng Anh quốc tế cần đạt tối thiểu 5.5 IELTS, tăng so với mức 5.0 của năm ngoái.
Ngày 1/6, Hội đồng tuyển sinh Đại học Bách khoa Hà Nội đã công bố Đề án tuyển sinh năm 2023. Theo đó, tổng chỉ tiêu tuyển sinh hệ đại học chính quy là 7.985 sinh viên, trong đó 15-20% cho phương thức xét tuyển tài năng, 85-90% xét tuyển theo điểm thi (tốt nghiệp THPT và Đánh giá tư duy).
Đến tối 31.5, trên cả nước đã có 64 trường đại học công bố điểm sàn đánh giá năng lực và đánh giá tư duy do 2 Đại học Quốc gia và Đại học Bách khoa Hà Nội tổ chức.
Trắc nghiệm ngành nghề
Trắc nghiệm ngành nghề
Tra cứu điếm thi