Đã có hơn 35.000 thí sinh đăng ký thi đánh giá năng lực

TP.HCM là nơi có số lượng đăng ký thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP.HCM nhiều nhất trong 26 tỉnh, thành phố với hơn 13.000 thí sinh.

Sáng 21-2, ĐH Quốc gia TP.HCM cho biết sau một tháng mở cổng đăng ký trực tuyến (từ 22-1), đã có 35.837 thí sinh đăng ký thi đánh giá năng lực đợt một năm 2024.

Trong đó, 32.723 thí sinh đã xác nhận (đóng lệ phí) tham dự kỳ thi. Số thí sinh đăng ký đến từ 26 tỉnh, thành phố, từ miền Trung trở vào. Trong số này, TP.HCM là nơi có số lượng đăng ký nhiều nhất với hơn 13.000 thí sinh, kế đến là Đồng Nai, Bình Dương, Bình Định, Bà Rịa Vũng Tàu, Khánh Hòa…

10 địa phương có số lượng thí sinh đăng ký thi đánh giá năng lực đợt 1 nhiều nhất đến nay

Theo ĐH Quốc gia TP.HCM, so với đợt một năm trước, số liệu này chỉ đạt khoảng hơn 1/3 số thí sinh dự thi. Do thí sinh có tâm lý thường chờ đến hai tuần cuối mới đăng ký. Số liệu các năm trước cho thấy, có đến 60-80% thí sinh đăng ký vào hai tuần cuối cùng.

Đây là năm thứ bảy kỳ thi này được tổ chức, dành cho học sinh đang học lớp 12 và thí sinh tự do muốn xét tuyển vào các trường ĐH-CĐ có sử dụng phương thức sử dụng kết quả kỳ thi này. Và đến nay đã có 105 trường ĐH-CĐ đăng ký sử dụng kết quả này để xét tuyển năm 2024, trong đó có 97 trường ĐH.

Theo ĐH Quốc gia TP.HCM, kỳ thi năm nay tiếp tục được tổ chức thành hai đợt, vào đầu tháng 4 và đầu tháng 6.

Ở đợt 1 này, thí sinh sẽ được đăng ký đến ngày 4-3.

Thí sinh có thể đăng ký dự thi trực tuyến tại trang Kỳ thi đánh giá năng lực.

Kỳ thi đánh giá năng lực đợt một sẽ được tổ chức vào ngày 7-4 tại 24 tỉnh/thành phố, gồm 21 địa phương như năm trước: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Bình Thuận, Đắk Lắk, Lâm Đồng, TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, Vĩnh Long, An Giang, Cần Thơ, Kiên Giang, Bạc Liêu và mở rộng thêm 3 địa phương: Thừa Thiên Huế, Bình Phước và Tây Ninh. Kết quả của đợt một sẽ được công bố vào đúng một tuần sau khi thi, tức ngày 15-4.

Về hình thức, bài thi đánh giá năng lực gồm 120 câu hỏi trắc nghiệm khách quan với thời gian làm bài 150 phút.

Cấu trúc bài thi đánh giá năng lực gồm ba phần: Sử dụng ngôn ngữ; Toán học, tư duy logic, phân tích số liệu và Giải quyết vấn đề nhằm đánh giá các năng lực cơ bản để học đại học của thí sinh.

Bài thi chú trọng đánh giá khả năng suy luận và giải quyết vấn đề, không đánh giá khả năng học thuộc lòng của thí sinh. Việc tham dự kỳ thi đánh giá năng lực sẽ giúp thí sinh có thêm cơ hội trúng tuyển vào ngành và trường phù hợp với lựa chọn của bản thân.

Theo Phạm Anh/ PLO

Tin cùng chuyên mục

Mức điểm nhận hồ sơ xét tuyển ngành Quân sự cơ sở năm 2024 của Trường Sĩ quan Lục quân 1 và Trường Sĩ quan Lục quân 2: Đào tạo Đại học: 15,0 điểm; Đào tạo Cao đẳng: 10,0 điểm.
Điểm sàn chỉ với mức 15 điểm cùng nhiều gói học bổng hấp dẫn đang là “điểm nhấn” của các trường đại học tốp dưới nhằm tạo cơ hội cho các thí sinh trong cuộc chạy đua tuyển sinh năm nay.
Các trường ĐH đồng loạt công bố điểm sàn theo phương thức xét tuyển điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024. Mức điểm nhận hồ sơ được ghi nhận ở các trường hiện dao động từ 15 - 24 điểm. Liệu có ngành nào điểm chuẩn trúng tuyển sẽ bằng với mức điểm nhận hồ sơ?
Hàng loạt ngành học ở nhiều trường đại học tại TP.HCM lấy điểm sàn chỉ từ 15, theo tổ hợp ba môn thi tốt nghiệp THPT năm 2024.
Trong thời điểm này, một số trường ĐH thông báo tiếp tục nhận đăng ký xét tuyển bằng điểm học bạ và điểm thi đánh giá năng lực trên hệ thống xét tuyển của Bộ GD-ĐT ngoài phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT. Điều này là đúng hay sai?
Đại diện Bộ GD-ĐT cũng như các trường đại học đã tư vấn cho thí sinh cách để xác định danh mục nguyện vọng đại học và những lỗi sai cần lưu ý trong quá trình đăng ký nguyện vọng.
Trắc nghiệm ngành nghề
Trắc nghiệm ngành nghề