“Cùng bạn quyết định tương lai” tại Trà Vinh: Thí sinh cần có phương án dự phòng khi xét tuyển

Chương trình tư vấn xét tuyển ĐH, CĐ “Cùng bạn quyết định tương lai” năm 2022 vừa diễn ra tại Trà Vinh.

Chương trình do Tạp chí Giáo dục TP.HCM phối hợp với Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Trà Vinh thực hiện. Trường ĐH Kinh tế - Tài chính TP.HCM (UEF là đơn vị đồng hành.

Giải đáp cho thí sinh về những ngành đặc thù như: Công an, Quân đội, ThS. Trần Vũ (Trưởng phòng Thông tin và Truyền thông, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐHQG TP.HCM) cho biết, thí sinh phải thỏa mãn điều kiện sơ loại, tham gia kỳ thi riêng do Bộ Công an tổ chức.

Tiếp theo, thí sinh đăng ký nguyện vọng 1 trên cổng thông tin chung của Bộ GD-ĐT. Nhiều thí sinh mong muốn vào ngành công an, quân đội nhưng tỉ lệ cạnh tranh cao. Vì vậy, thí sinh nên có phương án dự phòng bằng cách đặt nguyện vọng vào ngành khác để tăng cơ hội trúng tuyển ĐH, CĐ.

TS. Lê Xuân Trường (Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Mở TP.HCM) lưu ý, thí sinh không còn nhiều thời gian để đăng ký xét tuyển ĐH, CĐ. Thời điểm này, các em cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng bằng cách ghi chú lại những nguyện vọng. Nếu yêu thích và chọn một ngành nào đó nên chọn 3 trường với 3 chương trình đào tạo khác nhau để dự phòng và dò kỹ tên ngành, mã ngành, mã trường. Những thí sinh có nguyện vọng vào Trường ĐH Mở cần nghiên cứu kỹ điểm sàn vì mỗi ngành có điểm sàn và trúng tuyển khác nhau: Ví dụ khối ngoại ngữ: Tiếng Anh, Nhật, Hoa; ngành kinh tế, ngành xây dựng… nên tìm hiểu điểm trúng tuyển năm 2021 để tránh sai sót, cơ hội trúng tuyển cao.

Về ngành Kỹ thuật y sinh, ThS. Nguyễn Chí Thắng (Trưởng khoa Cơ bản, Trường ĐH Nam Cần Thơ) cho biết, ngành này ứng dụng sự phát triển của khoa học công nghệ vào y sinh, vận hành máy móc phục vụ khám chữa bệnh. Bên cạnh ngành kỹ thuật y sinh, nhà trường còn có những ngành thuộc nhóm ngành sức khỏe như: Y học cổ truyền; kỹ thuật hình ảnh; kỹ thuật xét nghiệm... Đối với nhóm ngành sức khỏe có quy định về ngưỡng đầu vào do Bộ GD-ĐT quy định.

Giúp thí sinh lựa chọn giữa ngành Quản trị kinh doanh và Công nghệ thực phẩm, ThS. Lê Thị Lộc Mai (Trưởng phòng Khảo thí và Đảm bảo chất lượng, Trường ĐH Cửu Long), thí sinh nên suy nghĩ kỹ có sở trường gì, nếu có khả năng maketing có thể chọn Quản trị kinh doanh. Nếu thí sinh thích làm trong lĩnh vực công nghệ  thực phẩm, nghiên cứu các loại thịt, hải sản, chế biến, an toàn thực phẩm…có thể chọng ngành Công nghệ thực phẩm.

Về nhu cầu ăn ở, ThS. Đặng Kiên Cường (Trưởng phòng công tác chính trị sinh viên, Trường ĐH Nông lâm TP.HCM) cho hay, với tổng chỉ tiêu tuyển sinh hàng năm của trường khoảng 5.000, sinh viên có thể ở ký túc xá của trường trên 3.000 chỗ hoặc ký túc xá ĐHQG. Trường có khuôn viên rộng,  sinh viên có thể thoải mái ăn ở, vui chơi, giải trí, tham gia các CLB bóng đá, bóng chuyền…“Ngoài học tập, sinh viên cần rèn luyện để có cơ hội thành công trong tương lai”, ThS Cường lưu ý.

Nói về lợi thế của ngành Logistics, TS. Nguyễn Minh Tiến (Giám đốc cơ sở Cần Thơ, Trường CĐ Kinh tế đối ngoại) cho biết, trường có nhiều địa điểm đào tạo, trong đó có cơ sở Cần Thơ. Ngành Logistics là thế mạnh của trường, tích hợp chương trình đào tạo quốc tế giúp sinh viên tiếp cận tiêu chuẩn quốc tế nên sinh viên có nhiều cơ hội việc làm phù hợp sau khi ra trường. “Đồng bằng sông Cửu Long là trung tâm chuỗi cung ứng nên cơ hội việc làm lớn. Vì vậy, sinh viên có thể mạnh dạn lựa chọn theo học”, TS. Tiến cho hay.

Với câu hỏi: “Thi tốt nghiệp đạt 23,5 điểm có cơ hội trúng tuyển vào ngành Quản trị nhân lực không?”, ThS. Nguyễn Ngọc Thạch (Phó Giám đốc Trung tâm tuyển sinh, Trường ĐH Kinh tế - Tài chính TP.HCM) lưu ý, thí sinh nên xem điểm sàn của trường năm 2021. Ngành Quản trị nhân lực năm 2021 có điểm trúng tuyển 21. Tuy nhiên với mức điểm 23,5 của thí sinh nằm trong mức an toàn. “Tùy vào phương thức xét tuyển, sinh viên sẽ nhận được mức điểm học bổng tương ứng từ 25%, 50% và 100%. Ngoài ra, sinh viên còn có cơ hội nhận học bổng doanh nghiệp và duy trì cho toàn khóa học; học bổng tri ân con em ngành giáo dục; học bổng tài năng…”, ThS. Thạch cho biết.

Thắc mắc về ngành ngôn ngữ Anh, TS. Phan Phương Nam (Phó Trưởng khoa Luật Thương mại, Trường ĐH Luật TP.HCM) cho hay, ở trường ngành này có tên chính xác là ngôn ngữ Anh và pháp lý. Khi học, sinh viên không chỉ học về phiên dịch mà còn trang bị kiến thức pháp lý, có thể đảm nhận nhiều vị trí trong doanh nghiệp như soạn thảo hợp đồng thương mại quốc tế, tố tụng… Đối với ngành này học phí 39 triệu/năm hệ đài trà. Để học ngôn ngữ Anh tốt, trường còn tạo cơ hội cho sinh viên học văn bằng 2 ngành luật. Với kiến thức về ngành luật và ngôn ngữ sinh viên có có nền tảng kiến thức vững chắc để làm việc.

PV

Tin cùng chuyên mục

Nếu thí sinh thực sự mong muốn theo học các trường khối công an, thí sinh phải đăng ký đó là nguyện vọng 1 trên hệ thống xét tuyển của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Mức điểm nhận hồ sơ xét tuyển ngành Quân sự cơ sở năm 2024 của Trường Sĩ quan Lục quân 1 và Trường Sĩ quan Lục quân 2: Đào tạo Đại học: 15,0 điểm; Đào tạo Cao đẳng: 10,0 điểm.
Điểm sàn chỉ với mức 15 điểm cùng nhiều gói học bổng hấp dẫn đang là “điểm nhấn” của các trường đại học tốp dưới nhằm tạo cơ hội cho các thí sinh trong cuộc chạy đua tuyển sinh năm nay.
Các trường ĐH đồng loạt công bố điểm sàn theo phương thức xét tuyển điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024. Mức điểm nhận hồ sơ được ghi nhận ở các trường hiện dao động từ 15 - 24 điểm. Liệu có ngành nào điểm chuẩn trúng tuyển sẽ bằng với mức điểm nhận hồ sơ?
Hàng loạt ngành học ở nhiều trường đại học tại TP.HCM lấy điểm sàn chỉ từ 15, theo tổ hợp ba môn thi tốt nghiệp THPT năm 2024.
Trong thời điểm này, một số trường ĐH thông báo tiếp tục nhận đăng ký xét tuyển bằng điểm học bạ và điểm thi đánh giá năng lực trên hệ thống xét tuyển của Bộ GD-ĐT ngoài phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT. Điều này là đúng hay sai?
Trắc nghiệm ngành nghề
Trắc nghiệm ngành nghề