Công thức chuyển đổi điểm thi đánh giá năng lực 2 đại học quốc gia

Năm nay, 2 đại học (ĐH) quốc gia tiến tới công nhận kết quả bài thi đánh giá năng lực của 2 đơn vị để phục vụ xét tuyển. Công thức chuyển đổi điểm 2 bài thi này được thực hiện ra sao?

Ngày 6.2, tiến sĩ Nguyễn Quốc Chính, Giám đốc Trung tâm khảo thí và đánh giá chất lượng đào tạo (ĐH Quốc gia TP.HCM), cho biết Ban giám đốc ĐH Quốc gia TP.HCM và ĐH Quốc gia Hà Nội đã thống nhất chủ trương công nhận kết quả bài thi đánh giá năng lực lẫn nhau phục vụ xét tuyển.

Thí sinh tham gia kỳ thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP.HCM

Theo đó, thí sinh có thể dùng điểm một trong hai bài thi đánh giá năng lực để đăng ký xét tuyển vào ĐH Quốc gia Hà Nội hoặc ĐH Quốc gia TP.HCM và các đơn vị có xét tuyển từ 2 bài thi này. Khi đó, một thí sinh khu vực phía Bắc có thể sử dụng điểm kỳ thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia Hà Nội để xét tuyển vào các đơn vị của ĐH Quốc gia TP.HCM và ngược lại.

Tuy nhiên, 2 bài thi này có tổng điểm khác nhau nên cần một công thức chuyển đổi điểm bài thi đánh giá năng lực. Hiện bài thi ĐH Quốc gia TP.HCM có tổng điểm 1.200 và ĐH Quốc gia Hà Nội 150 điểm.

Cũng theo tiến sĩ Chính, các cán bộ trung tâm khảo thí 2 ĐH quốc gia đã thực hiện và công bố đề tài khoa học "Nghiên cứu chuyển đổi điểm bài thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia Hà Nội và ĐH Quốc gia TP.HCM". Theo đó, nghiên cứu này sử dụng phương pháp thống kê, phân bố chuẩn, thuật toán và phương pháp hồi quy tuyến để xây dựng thang chuyển đổi điểm bài thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia Hà Nội (HAS) và bài thi ĐH Quốc gia TP.HCM (APT).

Từ dữ liệu điểm môn thi tốt nghiệp THPT của hơn 2.000 học sinh thi HAS và gần 8.000 học sinh dự thi APT, nhóm nghiên cứu lọc ra các học sinh có mối tương quan giữa 2 điểm bài thi. Đồng thời, từ việc ứng dụng công cụ toán học đối sánh trực tiếp và kỹ thuật học máy để đối sánh gián tiếp, nghiên cứu đã đưa ra thang chuyển đổi điểm giữa 2 bài thi đánh giá năng lực của 2 ĐH quốc gia.

Theo kết quả nghiên cứu, điểm bài thi đánh giá năng lực HSA có thể quy đổi với điểm bài thi đánh giá năng lực của APT theo biểu thức: HSA = 0,1103 x APT. Công thức này khuyến nghị áp dụng đối với dải điểm thi HSA từ 60 đến 135 ứng với dải điểm bài thi APT từ 500 đến 1.100 điểm và ngược lại với sai số 5%.

Chia sẻ thêm về kết quả nghiên cứu này, tiến sĩ Nguyễn Quốc Chính cho biết dữ liệu điểm thi này được sử dụng từ nhiều năm trước đó.

Về kế hoạch năm 2023, Giám đốc Trung tâm khảo thí và đánh giá năng lực (ĐH Quốc gia TP.HCM), cho biết: "Kế hoạch công nhận kết quả và thang chuyển đổi điểm chính thức bài thi đánh giá năng lực sẽ được 2 ĐH quốc gia công bố trong đề án tuyển sinh".

Theo Hà Ánh/TNO

Tin cùng chuyên mục

ĐHQG TPHCM dự kiến sẽ công bố kết quả điểm thi đánh giá năng lực đợt 1 vào ngày 4/4 thông qua tài khoản cá nhân của các thí sinh.
Trong đợt thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TP. HCM, Đà Nẵng có 3 điểm thi và 6 hội đồng, với số lượng 5.300 thí sinh tham gia dự thi.
Ngày 26/3, gần 91.000 thí sinh đến từ hơn 1.880 trường trung học phổ thông của 61 tỉnh, thành phố tham dự đợt 1 kỳ thi đánh giá năng lực của ĐHQG TPHCM
Theo kế hoạch tuyển sinh chung của Bộ GD-ĐT, trước 17 giờ ngày 4.7 các trường ĐH sẽ hoàn thành công tác xét tuyển sớm. Đến thời điểm này, nhiều trường ĐH đã công bố và thực hiện quy trình xét tuyển các phương thức sớm này.
Điểm mới đáng chú ý của dự thảo thi tốt nghiệp THPT từ 2025 là thí sinh thi 4 môn bắt buộc và 2 môn lựa chọn. Sẽ từng bước thí điểm thi trên máy tính đối với các môn thi trắc nghiệm ở các địa phương có đủ điều kiện, có thể kết hợp giữa thi trên giấy và thi trên máy tính.
Vào buổi thi đánh giá năng lực của ĐHQG TPHCM, nếu thí sinh đến chậm quá 15 phút (tính từ cửa phòng thi) sau khi có hiệu lệnh tính giờ làm bài thì sẽ không được dự thi. Thí sinh bị đình chỉ thi, bài thi sẽ bị điểm 0 sẽ không được sử dụng kết quả để đăng ký xét tuyển vào các trường ĐH&CĐ.
Trắc nghiệm ngành nghề
Trắc nghiệm ngành nghề
Tra cứu điếm thi