Công bố điểm sàn thi đánh giá năng lực vào ĐH Kinh tế TP.HCM

Điểm sàn cao nhất xét tuyển vào ĐH Kinh tế TP.HCM là 730 điểm, theo kết quả thi đánh giá năng lực do ĐH Quốc gia TP.HCM tổ chức đợt 1 năm 2024.

Chiều 19-4, ĐH Kinh tế TP.HCM chính thức công bố mức điểm tối thiểu (điểm sàn) dành cho thí sinh đăng ký xét tuyển ĐH chính quy theo phương thức dựa trên kết quả thi Đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP.HCM đợt 1, năm 2024.

Theo đó, cơ sở chính TP.HCM sẽ có hai mức điểm sàn.

Cụ thể, mức điểm tối thiểu 700 (thang điểm 1.200) áp dụng cho các chương trình đào tạo như: Kinh tế chính trị, Công nghệ marketing, Công nghệ tài chính, Kinh doanh số, Robot và Trí tuệ nhân tạo (hệ kỹ sư), Công nghệ Logistics (hệ kỹ sư), Điều khiển thông minh và tự động hóa (hệ kỹ sư), Công nghệ thông tin, Công nghệ nghệ thuật (Arttech), Khoa học máy tính, An toàn thông tin.

Các chương trình đào tạo còn lại tại cơ sở TP.HCM có mức điểm sàn cao hơn là từ 730 điểm.

Còn đối với các chương trình đào tạo tại Phân hiệu tỉnh Vĩnh Long (năm cuối luân chuyển Campus TP.HCM), mức điểm tối thiểu để nhận hồ sơ xét tuyển là 500.

Theo ĐH Kinh tế TP.HCM, đây là mức điểm tối thiểu để thí sinh nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển năm 2024. Mức điểm này dành cho thí sinh THPT, khu vực 3, không thuộc đối tượng ưu tiên trong tuyển sinh.

Sinh viên ĐH Kinh tế TP.HCM sau giờ học. Ảnh: NT

Được biết, theo đề án tuyển sinh năm 2024 của ĐH Kinh tế TP.HCM, năm 2024, ĐH này dự kiến tuyển sinh 7.900 chỉ tiêu cho 56 chương trình học tại TP.HCM và 630 chỉ tiêu cho 16 chương trình học tại phân hiệu tỉnh Vĩnh Long.

ĐH Kinh tế TP.HCM tuyển sinh theo 6 phương thức, gồm: Xét tuyển thẳng theo quy định của Bộ GD&ĐT; xét tuyển đối với thí sinh tốt nghiệp chương trình THPT nước ngoài và có chứng chỉ quốc tế; học sinh giỏi; quá trình học tập theo tổ hợp môn; xét kết quả kỳ thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP.HCM tổ chức đợt 1 năm 2024; xét kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2024.

Trong đó, ĐH này dành khoảng 10% chỉ tiêu theo chương trình đào tạo để xét tuyển bằng kết quả kỳ thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP.HCM.

Theo Phạm Anh/ Pháp luật TP.HCM

Tin cùng chuyên mục

Bám sát sự thay đổi của kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018, một số trường ĐH đã công bố định hướng tuyển sinh cho năm sau.
PGS Bùi Hoài Thắng - Trưởng phòng Đào tạo, Trường ĐH Bách khoa TPHCM - cho hay phương án tuyển sinh chủ đạo năm tới của trường là xét tuyển kết hợp với nhiều tiêu chí.
Hàng loạt trường đại học sau các đợt xét tuyển bổ sung đến nay vẫn còn thiếu cả ngàn chỉ tiêu. Nhiều trường quyết định khép lại mùa tuyển sinh 2024 do cạn nguồn tuyển.
Năm 2025, hình thức tuyển sinh vào các trường ĐH sẽ có nhiều thay đổi để phù hợp với Chương trình GDPT 2018. Đáng chú ý, các kỳ thi riêng phục vụ tuyển sinh có những điều chỉnh quan trọng về cấu trúc đề thi và cho phép thí sinh lựa chọn môn thi.
Từ năm 2025, kì thi tốt nghiệp THPT có nhiều thay đổi khi thí sinh chỉ thi 4 môn bắt buộc thay vì 6 môn như hiện nay. Chính vì vậy, việc tuyển sinh của Đại học Bách khoa Hà Nội cũng sẽ có những thay đổi cho phù hợp với thực tế.
ĐH Mở TP.HCM thông báo tuyển sinh đại học chính quy bổ sung năm 2024 cho 6 ngành học với 150 chỉ tiêu.
Trắc nghiệm ngành nghề
Trắc nghiệm ngành nghề
Học phí ngành Cơ khí thấp nhất chỉ từ 14,1 triệu, ra trường mức lương bao nhiêu?
Năm học tới, các trường đại học đào tạo ngành Cơ khí dự kiến áp dụng học phí thấp nhất từ 14,1 triệu đồng và cao nhất có thể lên tới 80 triệu đồng/năm hệ tiên tiến.