Chuyên gia: Thí sinh không quá lo vì đăng ký hụt kỳ thi đánh giá năng lực

Thí sinh còn nhiều cơ hội tham gia xét tuyển đại học năm nay bằng nhiều phương thức.

Thông tin nhận được sự quan tâm lớn của dư luận xã hội, nhất là các học sinh phổ thông trong 2 ngày nay là việc Trung tâm Khảo thí Đại học Quốc gia Hà Nội mở cổng đăng ký thi đánh giá năng lực. Việc này nhằm tiếp nhận hồ sơ dự thi của thí sinh tham dự 3 đợt thi đầu tiên của năm 2024.

Thí sinh dự kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội.

Dù đã lường trước, tuy nhiên, số lượng thí sinh truy cập tăng cao khiến nghẽn cổng đăng ký. Rất nhiều em đã không thể đăng ký thành công để được tham dự kỳ thi. Nhiều thí sinh phải chật vật từ 6-8 tiếng đồng hồ với việc huy động nhiều người trong gia đình và nhiều thiết bị điện tử mới có thể đăng ký thành công.

Mở cổng lúc 9h ngày 18-2, thời điểm 9h25 cùng ngày, hệ thống ghi nhận có số lượng tài khoản đăng nhập lên đến hơn 96.000, dẫn đến bị nghẽn mạng.

Tính đến 9h30 ngày 19-2, hệ thống ghi nhận có hơn 125.300 thí sinh đăng ký, trong đó khoảng 37% số thí sinh ở khu vực Hà Nội, ngoài ra là thí sinh ở các địa phương khác. Số lượng thí sinh đã chọn ca thi là 51.119, chiếm 98,8% số chỗ thiết kế phục vụ các đợt thi tháng 3 và tháng 4-2024.

Theo kế hoạch, năm 2024, Đại học Quốc gia Hà Nội dự kiến tổ chức 6 đợt thi đánh giá năng lực. 3 đợt thi đầu tiên diễn ra trong tháng 3 và tháng 4, dự kiến phục vụ trên 51.500 lượt thi tại 17 địa điểm ở một số tỉnh, thành phố.

Ghi nhận tại một số trường phổ thông trên địa bàn Hà Nội ngày 19-2, nhiều thí sinh cho biết, khá lo lắng và tiếc khi chưa thể đăng ký thành công để tham dự kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội. Các em cũng cho biết sẽ tiếp tục “canh”, chờ mở cổng đăng ký thi của các đợt tiếp theo.

Liên quan đến nội dung này, các chuyên gia, thầy, cô giáo cho rằng, các thí sinh không nên quá lo lắng mà có thể ảnh hưởng đến việc học tập. Việc tham gia kỳ thi đánh giá năng lực của các cơ sở giáo dục đại học tổ chức có nhiều ý nghĩa, trong đó có thể giúp thí sinh có thêm cơ hội tham gia xét tuyển vào các cơ sở đào tạo đại học khác bằng việc sử dụng kết quả kỳ thi này. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất vẫn là việc thí sinh cần chuyên tâm học tập tốt các môn để bảo đảm đạt kết quả như mong muốn trong kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông.

Theo đề án tuyển sinh của các trường, năm nay có nhiều trường, bao gồm cả các trường tốp cao vẫn duy trì phương thức sử dụng kết quả kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông để tuyển sinh. Ngoài ra, cũng còn nhiều trường sử dụng phương thức xét học bạ trung học phổ thông để tuyển sinh.

Theo Thống Nhất/ Hà nội mới

Tin cùng chuyên mục

Mức điểm nhận hồ sơ xét tuyển ngành Quân sự cơ sở năm 2024 của Trường Sĩ quan Lục quân 1 và Trường Sĩ quan Lục quân 2: Đào tạo Đại học: 15,0 điểm; Đào tạo Cao đẳng: 10,0 điểm.
Điểm sàn chỉ với mức 15 điểm cùng nhiều gói học bổng hấp dẫn đang là “điểm nhấn” của các trường đại học tốp dưới nhằm tạo cơ hội cho các thí sinh trong cuộc chạy đua tuyển sinh năm nay.
Các trường ĐH đồng loạt công bố điểm sàn theo phương thức xét tuyển điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024. Mức điểm nhận hồ sơ được ghi nhận ở các trường hiện dao động từ 15 - 24 điểm. Liệu có ngành nào điểm chuẩn trúng tuyển sẽ bằng với mức điểm nhận hồ sơ?
Hàng loạt ngành học ở nhiều trường đại học tại TP.HCM lấy điểm sàn chỉ từ 15, theo tổ hợp ba môn thi tốt nghiệp THPT năm 2024.
Trong thời điểm này, một số trường ĐH thông báo tiếp tục nhận đăng ký xét tuyển bằng điểm học bạ và điểm thi đánh giá năng lực trên hệ thống xét tuyển của Bộ GD-ĐT ngoài phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT. Điều này là đúng hay sai?
Đại diện Bộ GD-ĐT cũng như các trường đại học đã tư vấn cho thí sinh cách để xác định danh mục nguyện vọng đại học và những lỗi sai cần lưu ý trong quá trình đăng ký nguyện vọng.
Trắc nghiệm ngành nghề
Trắc nghiệm ngành nghề