Chứng chỉ ngoại ngữ trong tuyển sinh đại học ngày càng lên ngôi

Nhiều ý kiến xung quanh việc tuyển sinh đại học bằng chứng chỉ ngoại ngữ; thậm chí có phụ huynh lo ngại sẽ bỏ xét tuyển đại học bằng IELTS như tuyển sinh lớp 10. Theo các chuyên gia, xu hướng chung thì sẽ không trường đại học nào bỏ chứng chỉ ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh.

Tuyển sinh đại học bằng chứng chỉ ngoại ngữ dẫn đến mất công bằng trong tuyển sinh; ngoại ngữ chỉ là một năng lực, không thể thay thế các năng lực khác; có hay không lạm dụng chứng chỉ ngoại ngữ trong tuyển sinh đại học; liệu có bỏ chứng chỉ ngoại ngữ trong tuyển sinh đại học không… là nhiều câu hỏi được phụ huynh đặt ra…

TS Nguyễn Thị Cúc Phương - Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Hà Nội: xu hướng chung là sẽ không trường đại học nào bỏ chứng chỉ ngoại ngữ

Liên quan đến vấn đề này, TS Nguyễn Thị Cúc Phương - Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Hà Nội bày tỏ: các trường đại học được quyền tự chủ trong tuyển sinh. Do đó, việc bỏ chứng chỉ ngoại ngữ trong xét tuyển đầu vào hay không thuộc quyền của các trường. Tuy nhiên, xu hướng chung là sẽ không trường đại học nào bỏ chứng chỉ ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh. Cũng theo TS Phương, theo quy định hiện hành, để tốt nghiệp đại học, sinh viên bắt buộc phải có chuẩn đầu ra ngoại ngữ. Có trình độ ngoại ngữ sẽ mở rộng cơ hội việc làm và gia tăng thu nhập.

Qua thống kê cho thấy, những sinh viên làm chủ ngoại ngữ sau khi ra trường có mức lương cao hơn những sinh viên trình độ ngoại ngữ kém. Vì thế, xu hướng xét tuyển bằng chứng chỉ ngoại ngữ sẽ tiếp tục được sử dụng là lan tỏa rộng rãi hơn.

Năm 2024, Trường Y Hà Nội dự kiến mở mới 4 ngành gồm: Hộ sinh, Kỹ thuật phục hình răng, Công tác xã hội và Tâm lý. Ngoài ra, trường dự kiến đào tạo ngành Kỹ thuật xét nghiệm y học và Kỹ thuật phục hồi chức năng tại phân hiệu Thanh Hóa. Về phương thức, ngoài xét tuyển thẳng, xét điểm thi tốt nghiệp THPT, Trường ĐH Y Hà Nội cũng tuyển sinh bằng phương thức xét điểm thi tốt nghiệp kết hợp với chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế.

Hầu hết các trường đại học có sử dụng phương thức xét tuyển bằng chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế

TS Lê Viết Khuyến - nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GD&ĐT) nhìn nhận, phương thức xét tuyển đại bằng chứng chỉ ngoại ngữ tạo cho thí sinh nhiều cơ hội xét tuyển hơn và phù hợp với tiêu chuẩn đầu ra của các trường đại học. Với một số ngành có yêu cầu cao về năng lực tiếng Anh như: Chương trình liên kết quốc tế; Chương trình giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh…, việc xét tuyển phương thức này hoàn toàn phù hợp.

Thông tin về kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024, TS Lê Mỹ Phong - Phó Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD&ĐT) cho biết: Năm nay, Bộ GD&ĐT vẫn có quy định miễn thi môn Ngoại ngữ để xét tốt nghiệp THPT với những thí sinh có chứng chỉ ngoại ngữ nằm trong danh mục quy định.  Tuy nhiên, việc sử dụng chứng chỉ ngoại ngữ để xét tuyển đại học thì tùy thuộc quy định khác nhau của mỗi trường.

“Mọi năm, danh mục những chứng chỉ ngoại ngữ thí sinh được miễn thi trong xét tốt nghiệp chỉ nêu trong hướng dẫn thi. Năm nay, Bộ GD&ĐT đã đưa hẳn vào Quy chế thi (phần phụ lục). Điều này chứng tỏ sự quan tâm về chứng chỉ ngoại ngữ được nâng lên”, TS Lê Mỹ Phong cho biết.

Theo PGS.TS Nguyễn Thu Thủy - Vụ trưởng Vụ giáo dục đại học (Bộ GD&ĐT), thay vì là tiêu chí duy nhất để xét tuyển, chứng chỉ ngoại ngữ thường là một trong những tiêu chí để kết hợp với kết quả quan trọng khác của thí sinh như: Học tập THPT, điểm thi tốt nghiệp THPT…

Ưu thế của chứng chỉ này thường dành cho các chương trình đào tạo giảng dạy bằng tiếng Anh, chương trình tiên tiến chất lượng cao, chương trình sinh viên tài năng, kỹ sư tài năng, liên kết với đối tác nước ngoài. Ở những chương trình này, việc đào tạo bằng ngôn ngữ nước ngoài là trọng yếu; do đó chứng chỉ ngoại ngữ là công cụ cần thiết để các em có thể theo học.

Hiện Bộ GD&ĐT quy định khoảng 20 phương thức tuyển sinh đại học và chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế chỉ là một trong số đó. Năm 2023 và các năm trước đó, thống kê trên toàn hệ thống cho thấy, phương thức xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tất cả phương thức tuyển sinh.

Việc đa dạng hóa phương thức tuyển sinh nhằm tăng cơ hội, đảm bảo công bằng cho thí sinh ở mọi vùng miền. Và phương thức xét tuyển bằng chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế đã và đang được coi là xu hướng tuyển sinh lành mạnh, được hầu hết cơ sở giáo dục đại học sử dụng.

Theo Nam Du/ Kinhtedothi

Tin cùng chuyên mục

Nếu thí sinh thực sự mong muốn theo học các trường khối công an, thí sinh phải đăng ký đó là nguyện vọng 1 trên hệ thống xét tuyển của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Mức điểm nhận hồ sơ xét tuyển ngành Quân sự cơ sở năm 2024 của Trường Sĩ quan Lục quân 1 và Trường Sĩ quan Lục quân 2: Đào tạo Đại học: 15,0 điểm; Đào tạo Cao đẳng: 10,0 điểm.
Điểm sàn chỉ với mức 15 điểm cùng nhiều gói học bổng hấp dẫn đang là “điểm nhấn” của các trường đại học tốp dưới nhằm tạo cơ hội cho các thí sinh trong cuộc chạy đua tuyển sinh năm nay.
Các trường ĐH đồng loạt công bố điểm sàn theo phương thức xét tuyển điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024. Mức điểm nhận hồ sơ được ghi nhận ở các trường hiện dao động từ 15 - 24 điểm. Liệu có ngành nào điểm chuẩn trúng tuyển sẽ bằng với mức điểm nhận hồ sơ?
Hàng loạt ngành học ở nhiều trường đại học tại TP.HCM lấy điểm sàn chỉ từ 15, theo tổ hợp ba môn thi tốt nghiệp THPT năm 2024.
Trong thời điểm này, một số trường ĐH thông báo tiếp tục nhận đăng ký xét tuyển bằng điểm học bạ và điểm thi đánh giá năng lực trên hệ thống xét tuyển của Bộ GD-ĐT ngoài phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT. Điều này là đúng hay sai?
Trắc nghiệm ngành nghề
Trắc nghiệm ngành nghề