Bỏ quy định cộng điểm nghề xét tốt nghiệp THPT, vì sao?

Bộ GD-ĐT đang lấy ý kiến Dự thảo Thông tư ban hành Quy chế thi tốt nghiệp THPT năm 2025. Dự thảo có nhiều điểm mới, trong đó có thay đổi đáng chú ý là không còn quy định về cộng điểm học nghề trong xét tốt nghiệp THPT. Xung quanh vấn đề này hiện có hai luồng ý kiến ủng hộ và không ủng hộ.

Bỏ cộng điểm học nghề xét tốt nghiệp THPT: Có đi ngược với khuyến khích phân luồng?

Có ý kiến cho rằng nếu bỏ cộng điểm cho học sinh học nghề sẽ đi ngược lại với việc khuyến khích phân luồng, giáo dục nghề nghiệp; có nguy cơ làm giảm đi số lượng học sinh đăng ký học nghề, từ đó công tác phân luồng, giáo dục nghề nghiệp sẽ gặp khó khăn.

Thực tế điều này diễn ra thế nào?

Học nghề để được cộng điểm là chính

Thực tế, việc học sinh học nghề hiện nay không phải vì mục tiêu phân luồng, hướng nghiệp để tiếp cận sớm với các nghề mà các em đã học, mà mục đích chính là để được cộng điểm khi xét tốt nghiệp THPT.

Để thuyết phục được dư luận, Bộ GD-ĐT cần thống kê có bao nhiêu học sinh THPT tiếp tục học nghề hay vận dụng nghề đã học vào cuộc sống sau khi tốt nghiệp THPT để đánh giá mục tiêu học nghề có đạt được mục đích phân luồng, tiếp cận định hướng nghề nghiệp như đặt ra hay không? Thực tế việc học nghề của học sinh không thật sự đạt hiệu quả như mong muốn.

Học sinh chỉ học những nghề dễ cộng điểm còn những nghề khác thì rất ít hoặc không có học sinh học do khó có điểm cao khi thi nghề. Bên cạnh đó, học sinh cũng không được chọn học nghề theo sở thích năng lực mà chỉ học những nghề trường (trung cấp nghề) có dạy mà thôi.

Bỏ quy định cộng điểm nghề xét tốt nghiệp THPT, vì sao?

Dự thảo Thông tư ban hành Quy chế thi tốt nghiệp THPT năm 2025 không còn quy định về cộng điểm học nghề trong xét tốt nghiệp THPT. ẢNH MINH HỌA: MỸ QUYÊN

Chưa kể học sinh nam, nữ đều học chung một nghề trong khi nhu cầu và năng lực của mỗi học sinh là khác nhau, các em nữ thiên về nghề làm bánh kem, cắm hoa, nấu ăn, may… nhưng nhiều trường không tổ chức dạy. Ngược lại, học sinh nam thì nghiêng về nghề tin, điện, sửa chữa thì trường không có dạy.

Điều đáng nói, những nghề này sau khi thi xong thì học sinh không quan tâm đến mà chỉ lo tiếp tục học, ôn luyện các môn văn hóa để thi tốt nghiệp THPT và có cơ hội vào học đại học. Rất ít học sinh tiếp tục học phát triển nghề nghiệp đã được học ở THPT vì như đã nói là học nghề để được cộng điểm là chính.

Không cộng điểm nhằm tạo sự công bằng

Còn việc tổ chức dạy và thi nghề có đảm bảo chất lượng, thật sự khách quan, nghiêm túc không?

Thực tế hiện nay nhiều trường nghề hiện nay cơ sở vật chất còn hạn chế, không ít giáo viên dạy nghề chưa có chứng chỉ nghề phù hợp với việc giảng dạy. Do vậy, dẫn đến lãng phí tiền bạc và thời gian của các em khi tham gia học nghề.

Trong khi đó những học sinh không học nghề thì bị thiệt thòi khi xét tốt nghiệp THPT (vì không có điểm nghề). Hiện nay, phụ huynh cũng không muốn con mình học nghề vì ảnh hưởng đến việc học văn hóa, nhưng nếu không học thì sẽ thiệt thòi khi xét tốt nghiệp THPT. Vậy là dù muốn hay không, học sinh "đua" nhau đi học nghề để có điểm và 100% học sinh thi nghề đều được cộng điểm bởi rất hiếm học sinh rớt khi thi nghề.

Với thực tế nói trên, Bộ GD-ĐT có lý do bỏ quy định cộng điểm nghề trong xét tuyển tốt nghiệp THPT. Biết rằng, học nghề là cần thiết trong tình hình "thừa thầy thiếu thợ" hiện nay, nhưng đối với học sinh đang học văn hóa có cần thiết phải học nghề? Trong khi các em đang học văn hóa với chương trình không phải nhẹ và theo tổ hợp môn định hướng cho nghề nghiệp nên việc cộng điểm học nghề là không cần thiết.

Tin cùng chuyên mục

Dự thảo Thông tư ban hành Quy chế thi tốt nghiệp THPT năm 2025 đang được Bộ GD-ĐT lấy ý kiến có nhiều điểm mới đáng chú ý, trong đó không còn quy định về cộng điểm học nghề trong xét tốt nghiệp THPT.
Sở Lao động, Thương binh và Xã hội TPHCM cho hay, sinh viên tốt nghiệp các trường cao đẳng (năm 2023) có việc làm sau khi ra trường đạt 90,16%; trung cấp là 84,26%.
Sở GD-ĐT TPHCM triển khai thí điểm để trường cao đẳng và Trung tâm GDNN - GDTX hướng nghiệp, dạy nghề cho học sinh trường THPT.
Học phun xăm môi là một hành trình thú vị, kết hợp giữa kiến thức chuyên môn và kỹ năng thực hành. Để hiểu rõ hơn, bài viết sau đây sẽ tổng hợp những thông tin về nội dung, độ khó và chi phí của việc học phun xăm môi, giúp bạn đưa ra quyết định sáng suốt cho sự nghiệp tương lai.
Tính đến tháng 9-2024, cả nước có 1.886 cơ sở giáo dục nghề nghiệp, bao gồm 399 trường cao đẳng, 429 trường trung cấp và 1.058 trung tâm giáo dục nghề nghiệp.
Trong bối cảnh khoa học công nghệ có tốc độ thay đổi chóng mặt kéo theo những thay đổi về phương pháp, kỹ năng làm việc, hàng triệu người lao động có nhu cầu học để nâng cao kiến thức và kỹ năng nhằm đáp ứng yêu cầu công việc.
Trắc nghiệm ngành nghề
Trắc nghiệm ngành nghề
Học phí ngành Cơ khí thấp nhất chỉ từ 14,1 triệu, ra trường mức lương bao nhiêu?
Năm học tới, các trường đại học đào tạo ngành Cơ khí dự kiến áp dụng học phí thấp nhất từ 14,1 triệu đồng và cao nhất có thể lên tới 80 triệu đồng/năm hệ tiên tiến.