Bỏ cộng điểm học nghề xét tốt nghiệp THPT: Có đi ngược với khuyến khích phân luồng?

Dự thảo Thông tư ban hành Quy chế thi tốt nghiệp THPT năm 2025 đang được Bộ GD-ĐT lấy ý kiến có nhiều điểm mới đáng chú ý, trong đó không còn quy định về cộng điểm học nghề trong xét tốt nghiệp THPT.

Bộ GD-ĐT đang lấy ý kiến Dự thảo Thông tư ban hành Quy chế thi tốt nghiệp THPT năm 2025. Dự thảo có nhiều điểm mới, trong đó có những thay đổi đáng chú ý như không còn quy định về cộng điểm học nghề trong xét tốt nghiệp THPT.

Quy định hiện hành về việc cộng điểm khuyến khích xét tốt nghiệp THPT

Điểm khuyến khích trong xét công nhận tốt nghiệp THPT được quy định tại Điều 40 Quy chế thi tốt nghiệp THPT 2024 và những năm trước đó như sau:

1. Người học tham gia các cuộc thi và các hoạt động dưới đây được cộng điểm khuyến khích để xét công nhận tốt nghiệp THPT:
  • Đoạt giải cá nhân trong kỳ thi chọn học sinh giỏi các môn văn hóa lớp 12: Đoạt giải nhất, nhì, ba trong kỳ thi quốc gia hoặc giải nhất cấp tỉnh được cộng 2,0 điểm; giải khuyến khích trong kỳ thi quốc gia hoặc giải nhì cấp tỉnh được cộng 1,5 điểm; giải ba cấp tỉnh được cộng 1,0 điểm;
  • Đoạt giải cá nhân và đồng đội trong các kỳ thi thí nghiệm thực hành môn vật lý, hóa học, sinh học; thi văn nghệ; thể dục thể thao; hội thao giáo dục quốc phòng; cuộc thi khoa học kỹ thuật; viết thư quốc tế do ngành giáo dục phối hợp với các ngành chuyên môn từ cấp tỉnh trở lên tổ chức ở cấp THPT.

Đối với giải cá nhân: Đoạt giải nhất, nhì, ba quốc gia hoặc giải nhất cấp tỉnh hoặc huy chương vàng được cộng 2,0 điểm; giải khuyến khích quốc gia hoặc giải tư cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp quốc gia hoặc giải nhì cấp tỉnh hoặc huy chương bạc được cộng 1,5 điểm; giải ba cấp tỉnh hoặc huy chương đồng được cộng 1,0 điểm.

Đối với giải đồng đội: Chỉ cộng điểm đối với giải quốc gia; số lượng cầu thủ, vận động viên, diễn viên của giải đồng đội theo quy định cụ thể của ban tổ chức từng giải; mức điểm khuyến khích được cộng cho các cá nhân trong giải đồng đội được thực hiện như đối với giải cá nhân quy định tại điểm này.

2. Học sinh giáo dục THPT, học viên GDTX trong diện xếp loại hạnh kiểm, học viên GDTX tham gia học đồng thời chương trình trung cấp kết hợp với chương trình văn hóa theo chương trình GDTX cấp THPT có giấy chứng nhận nghề, bằng tốt nghiệp trung cấp do sở GD-ĐT, các cơ sở giáo dục đào tạo và dạy nghề, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp cấp trong thời gian học THPT được cộng điểm khuyến khích căn cứ vào xếp loại gửi trong giấy chứng nhận nghề, bằng tốt nghiệp trung cấp như sau:

  • Loại giỏi đối với giấy chứng nhận nghề, loại xuất sắc và giỏi đối với bằng tốt nghiệp trung cấp được cộng 2,0 điểm;
  • Loại khá đối với giấy chứng nhận nghề, loại khá và trung bình khá đối với bằng tốt nghiệp trung cấp được cộng 1,5 điểm;
  • Loại trung bình được cộng 1,0 điểm.

3. Học viên GDTX có chứng chỉ ngoại ngữ hoặc tin học được cấp theo quy định của Bộ GD-ĐT trong thời gian học cấp THPT được cộng 1,0 điểm đối với mỗi loại chứng chỉ.

Bỏ cộng điểm học nghề xét tốt nghiệp THPT: Có đi ngược với khuyến khích phân luồng?

Dự thảo Thông tư ban hành Quy chế thi tốt nghiệp THPT năm 2025 không đề cập đến việc cộng điểm khuyến khích cho học sinh học nghề, GDTX. ẢNH: MỸ QUYÊN

Không còn cộng điểm nghề trong Dự thảo Quy chế thi tốt nghiệp THPT năm 2025

Dự thảo Thông tư ban hành Quy chế thi tốt nghiệp THPT năm 2025 đang được Bộ GD-ĐT lấy ý kiến quy định về điểm khuyến khích sẽ có sự thay đổi đáng kể.

Cụ thể tại Dự thảo Thông tư về Quy chế thi tốt nghiệp THPT áp dụng từ năm 2025 vẫn giữ cộng điểm khuyến khích cho trường hợp 1 như quy định hiện hành. Tuy nhiên, không còn mục cộng “điểm nghề”, tức điểm khuyến khích được cộng dựa trên xếp loại của giấy chứng nhận nghề. Ngoài ra, học viên GDTX có chứng chỉ ngoại ngữ hoặc tin học được cấp theo quy định của Bộ GD-ĐT trong thời gian học cấp THPT cũng sẽ không cộng điểm khuyến khích như quy định hiện hành.

Bỏ cộng điểm nghề, khó khuyến khích học sinh học nghề

Theo thạc sĩ Trần Phương, Hiệu trưởng Trường trung cấp Việt Giao, việc Dự thảo Quy chế thi tốt nghiệp THPT năm nay không đề cập đến phần cộng điểm khuyến khích cho học sinh học nghề, GDTX là một thay đổi đáng chú ý và đang có nhiều tranh cãi.

“Nếu Bộ GD-ĐT duy trì việc cộng điểm cho học sinh học nghề, GDTX thì sẽ tạo động lực cho học sinh và phụ huynh khi lựa chọn học các cơ sở GDNN, GDTX. Bên cạnh đó, các cơ sở GDNN thuận lợi hơn trong việc tuyển sinh và giữ chân học sinh theo học trọn khóa, không bị rơi rụng”, thạc sĩ Phương chia sẻ.

Theo thạc sĩ Đỗ Minh Hoàng, Giám đốc Trung tâm GDTX Chu Văn An (tại TP.HCM), trong những năm gần đây, tỷ lệ tốt nghiệp của trung tâm dao động từ 97-98%, có năm xấp xỉ 99%. Trong số này, có một số em nhờ cộng điểm khuyến khích (có bằng trung cấp nghề, chứng chỉ tin học) mà đủ điều kiện tốt nghiệp THPT, tuy nhiên tỷ lệ này không nhiều.

Thạc sĩ Hoàng nói thêm, chưa biết dự thảo sẽ bỏ hay việc cộng điểm khuyến khích cho học sinh GDTX được Bộ GD-ĐT triển khai trong một văn bản khác. Bộ GD-ĐT có thể vẫn sẽ phải cân nhắc để đưa ra quy chế chính thức trong thời gian tới.

Ông Trần Anh Tuấn, Phó chủ tịch Hội Giáo dục nghề nghiệp TP.HCM, cho biết hiện đang thực hiện phân luồng và giáo dục nghề nghiệp đối với học sinh THCS và THPT. Thực tế cho thấy, nhu cầu nhân lực trong thời đại số tăng cao. Vì vậy, các trường THCS, THPT khuyến khích học sinh theo học các chương trình để lấy chứng chỉ nghề, thi năng lực nghề, phát triển kỹ năng, là rất cần thiết.

Nếu bỏ cộng điểm khuyến khích cho học sinh học nghề sẽ đi ngược lại với việc khuyến khích phân luồng, giáo dục nghề nghiệp; có nguy cơ làm giảm đi số lượng học sinh đăng ký học nghề, từ đó công tác phân luồng, giáo dục nghề nghiệp sẽ gặp khó khăn.

Theo Yến Nhi/ Thanh niên

Tin cùng chuyên mục

Bộ GD-ĐT đang lấy ý kiến Dự thảo Thông tư ban hành Quy chế thi tốt nghiệp THPT năm 2025. Dự thảo có nhiều điểm mới, trong đó có thay đổi đáng chú ý là không còn quy định về cộng điểm học nghề trong xét tốt nghiệp THPT. Xung quanh vấn đề này hiện có hai luồng ý kiến ủng hộ và không ủng hộ.
Sở Lao động, Thương binh và Xã hội TPHCM cho hay, sinh viên tốt nghiệp các trường cao đẳng (năm 2023) có việc làm sau khi ra trường đạt 90,16%; trung cấp là 84,26%.
Sở GD-ĐT TPHCM triển khai thí điểm để trường cao đẳng và Trung tâm GDNN - GDTX hướng nghiệp, dạy nghề cho học sinh trường THPT.
Học phun xăm môi là một hành trình thú vị, kết hợp giữa kiến thức chuyên môn và kỹ năng thực hành. Để hiểu rõ hơn, bài viết sau đây sẽ tổng hợp những thông tin về nội dung, độ khó và chi phí của việc học phun xăm môi, giúp bạn đưa ra quyết định sáng suốt cho sự nghiệp tương lai.
Tính đến tháng 9-2024, cả nước có 1.886 cơ sở giáo dục nghề nghiệp, bao gồm 399 trường cao đẳng, 429 trường trung cấp và 1.058 trung tâm giáo dục nghề nghiệp.
Trong bối cảnh khoa học công nghệ có tốc độ thay đổi chóng mặt kéo theo những thay đổi về phương pháp, kỹ năng làm việc, hàng triệu người lao động có nhu cầu học để nâng cao kiến thức và kỹ năng nhằm đáp ứng yêu cầu công việc.
Trắc nghiệm ngành nghề
Trắc nghiệm ngành nghề
Học phí ngành Cơ khí thấp nhất chỉ từ 14,1 triệu, ra trường mức lương bao nhiêu?
Năm học tới, các trường đại học đào tạo ngành Cơ khí dự kiến áp dụng học phí thấp nhất từ 14,1 triệu đồng và cao nhất có thể lên tới 80 triệu đồng/năm hệ tiên tiến.