Bộ Quốc phòng xây dựng phương án tổ chức kỳ thi riêng

Bộ Quốc phòng đang xây dựng phương án tổ chức kỳ thi riêng khối ngành quân đội từ năm 2025, nhằm đa dạng hoá phương thức tuyển sinh.

Ảnh minh họa/internet.

Thông tin trên được Thiếu tướng Nguyễn Văn Oanh - Phó trưởng Ban Tuyển sinh quân sự (Bộ Quốc phòng) cung cấp. Ban tuyển sinh khối trường quân sự xác định tiến hành đổi mới thi cử nhưng phải có lộ trình cụ thể.

Ban tuyển sinh khối trường quân sự đang xây dựng đề án. Hiện đã có bản dự thảo. Việc tổ chức kỳ thi riêng cần thận trọng và theo lộ trình các năm.

Trong hai năm tới, Bộ Quốc phòng vẫn giữ ổn định phương thức tuyển sinh như hiện nay. Dự kiến từ năm 2025, thí sinh sẽ thí điểm dự thi tại một số địa phương theo hình thức trắc nghiệm trên máy tính.

Trước đó, theo thông báo của Bộ Quốc phòng, thí sinh đăng ký nguyện vọng xét tuyển vào các trường quân đội phải qua sơ tuyển, đủ tiêu chuẩn quy định của Bộ Quốc phòng. Thời gian sơ tuyển dự kiến từ cuối tháng 3 đến trước ngày 20/5.

Thí sinh phải đáp ứng đủ 3 điều kiện: Thứ nhất, về độ tuổi. Thí sinh là học sinh tốt nghiệp THPT tuyển từ 17 đến 21 tuổi; thí sinh là quân nhân hoặc quân nhân đã xuất ngũ tuyển đến 23 tuổi.

Thứ hai, về sức khỏe. Ban chỉ huy quân sự quận, huyện, thị xã tổ chức khám sức khỏe và kết luận các em có đủ điều kiện để dự tuyển hay không.

Tiêu chuẩn chung, các em phải đạt sức khỏe loại 1, sức khỏe loại 2 trên tất cả các tiêu chí.

Thứ ba, về lý lịch chính trị. Các thí sinh và gia đình phải có lý lịch cơ bản rõ ràng và đủ điều kiện để kết nạp Đảng Cộng sản Việt Nam. Các thí sinh bắt buộc là đoàn viên Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.

Bộ Quốc phòng áp dụng chính sách thực hiện một điểm chuẩn chung giữa các tổ hợp xét tuyển: Tổ hợp A00 và A01 vào đào tạo ngành Trinh sát kỹ thuật. Tổ hợp D01 và D02 vào đào tạo ngành Ngôn ngữ Nga; Tổ hợp D01 và D04 vào đào tạo ngành Ngôn ngữ Trung Quốc.

Thí sinh không trúng tuyển nguyện vọng 1 (nguyện vọng cao nhất) vào các học viện, trường trong Quân đội, sẽ được xét tuyển các nguyện vọng kế tiếp vào các trường ngoài Quân đội theo thứ tự ưu tiên của các nguyện vọng thí sinh đăng ký xét tuyển theo quy định của Bộ GD&ĐT.

Theo Minh Phong/GD&TĐ

Tin cùng chuyên mục

Thí sinh xét tuyển kết hợp học bạ với chứng chỉ tiếng Anh quốc tế cần đạt tối thiểu 5.5 IELTS, tăng so với mức 5.0 của năm ngoái.
Ngày 1/6, Hội đồng tuyển sinh Đại học Bách khoa Hà Nội đã công bố Đề án tuyển sinh năm 2023. Theo đó, tổng chỉ tiêu tuyển sinh hệ đại học chính quy là 7.985 sinh viên, trong đó 15-20% cho phương thức xét tuyển tài năng, 85-90% xét tuyển theo điểm thi (tốt nghiệp THPT và Đánh giá tư duy).
Đến tối 31.5, trên cả nước đã có 64 trường đại học công bố điểm sàn đánh giá năng lực và đánh giá tư duy do 2 Đại học Quốc gia và Đại học Bách khoa Hà Nội tổ chức.
Ban Tuyển sinh quân sự Bộ Quốc phòng đã ban hành hướng dẫn việc tổ chức xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển và xét tuyển học sinh giỏi bậc THPT vào học tại các trường quân đội năm 2023.
Đến nay, cả nước có gần 20 cơ sở giáo dục đại học (ĐH) công bố điểm chuẩn xét tuyển năm 2023 các phương thức không sử dụng điểm thi tốt nghiệp THPT. Điểm chuẩn giữa các trường có sự chênh lệch đáng kể.
Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM dự kiến tuyển 10.000 sinh viên năm 2023 (gấp đôi năm ngoái). Đáng chú ý, trường dự kiến tuyển gần 5.500 sinh viên cho một ngành học thuộc hai chuyên ngành và chương trình đào tạo, cao hơn tổng chỉ tiêu toàn trường năm 2022.
Trắc nghiệm ngành nghề
Trắc nghiệm ngành nghề
Tra cứu điếm thi