Bao nhiêu sinh viên ra trường làm trái ngành?

Kết quả nghiên cứu từ một nhóm các chuyên gia đến từ Trường Quốc tế, ĐH Quốc gia Hà Nội cho thấy, tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp ra trường làm trái ngành là trên 24%. Trong đó, có nhiều ngành cử nhân phải làm trái ngành lên đến trên 60%.

Nghiên cứu do nhóm các nhà khoa học gồm TS. Trần Quang Tuyến, TS. Vũ Văn Hưởng và Nghiên cứu sinh Vũ Bích Ngọc, Trường Quốc tế, ĐH Quốc gia Hà Nội thực hiện. Nhóm đã sử dụng dữ liệu từ điều tra lao động việc làm của Tổng cục Thống kê các năm 2018, 2019 và 2020, trong đó tập trung vào lao động có bằng cấp cao nhất tốt nghiệp đại học (ĐH) và làm công ăn lương.

Số liệu liên quan đến sinh viên tốt nghiệp có việc làm vẫn là dấu hỏi đối với các trường ĐH. Ảnh: Châu Linh

Kết quả cho thấy, tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp các ngành Kỹ thuật, Công nghệ, Kiến trúc và Xây dựng làm trái ngành là 31,6%; tỉ lệ này ở các ngành Nhân văn và Nghệ thuật là 63%; các ngành Khoa học tự nhiên, Toán và Công nghệ thông tin là 60,6%; các ngành Nông, Lâm, Ngư và Thú y là 67%.

Còn với nhóm ngành Kinh doanh, Quản lý, tỉ lệ sinh viên làm trái ngành thấp nhất, chỉ 13,2%. Lao động tốt nghiệp ngành này có thể phù hợp với nhiều loại hình công việc khác nhau, do vậy tỉ lệ người đã tốt nghiệp ĐH làm trái ngành của nhóm ngành này thấp hơn đáng kể so với các ngành khác.

Theo TS. Trần Quang Tuyến, làm trái ngành là khi người lao động đảm nhận các công việc không phù hợp với lĩnh vực được đào tạo. Để tìm hiểu sâu hơn về sự khác biệt, nhóm nghiên cứu tập trung đo lường ở nhóm ngành Kinh doanh và Quản lý, bởi số lao động ĐH từ ngành này chiếm tỉ trọng lớn hiện nay (khoảng 28,6% năm 2018 và 29,5% năm 2020).

Phân tích thống kê cho thấy, tỉ lệ làm việc trái ngành của nhóm ngành Quản lý, Kinh doanh tăng dần đều theo độ tuổi.

Nhìn chung, nhóm người phải làm việc trái ngành có mức thu nhập trung bình thấp hơn nhóm làm đúng ngành. Mức lương trung bình của nhóm ngành Kinh doanh, Quản lý khi làm việc đúng ngành vào năm 2020 là 9,4 triệu đồng, còn trái ngành là 8 triệu đồng; con số tương ứng ở các năm 2019 lần lượt là 9,1 triệu đồng/7,6 triệu đồng; năm 2018 là 8,2 triệu/6,9 triệu đồng.

Tỉ lệ người làm trái ngành cao hơn ở nông thôn

“Số liệu của nghiên cứu này và báo cáo của các trường ĐH đưa ra có thể khác nhau do cách thức đo lường cũng như các mốc, độ tuổi khảo sát khác nhau. Các trường ĐH thường sẽ thống kê theo lao động trẻ, tức sinh viên sau vài năm ra trường. Còn thống kê của chúng tôi xét đối tượng từ 25 đến 60 tuổi”, TS Tuyến nói và cho hay, việc làm trái ngành có thể xuất phát từ cả phía cung và cầu lao động, do đó sẽ cần thêm các nghiên cứu về nhân tố tác động tới việc làm trái ngành.

Thống kê của Trung tâm Hỗ trợ đào tạo và cung ứng nhân lực, Bộ GD&ĐT về việc làm của sinh viên tốt nghiệp năm 2020 cho thấy, có 9 lĩnh vực tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm đạt tỷ lệ từ 75% trở lên như Dịch vụ vận tải (89,2%); Nghệ thuật (85,4%); Thú y (85,2%). Kiến trúc và Xây dựng (79,6%); Sản xuất và Chế biến (79,5%); Toán và Thống kê (77,7%); Sức khỏe (76,7%); Nông, Lâm nghiệp và Thủy sản (75,8); Khoa học sự sống (75,6%).

Theo Nghiêm Huê/TPO

Tin cùng chuyên mục

Ngày 12-7, Trường ĐH Kinh tế - ĐH Đà Nẵng đã phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Thành đoàn và Hội Doanh nhân trẻ TP.Đà Nẵng tổ chức “Ngày hội việc làm năm 2024”.
Nhu cầu nhân lực ngành trí tuệ nhân tạo tạo sinh GenAI có xu hướng tăng vọt. Công việc có kỹ năng GenAI được trả lương cao hơn 47% so với các công việc khác ngay trong lĩnh vực CNTT.
Dưới đây là gợi ý những ngành học được dự đoán dễ xin việc làm trong tương lai và có mức lương cao dành cho bạn tham khảo thêm.
Ngày 18.5, theo thống kê trên cổng thông tin của Trung tâm dịch vụ việc làm TP.HCM (Sở LĐ-TB-XH TP.HCM), trong tháng 4, có 2.267 người tìm việc và 6.280 công việc đang tuyển dụng.
ĐH Quốc gia TP.HCM vừa ban hành thông báo tuyển dụng các nhà khoa học trẻ xuất sắc, các nhà khoa học đầu ngành về công tác đợt 2 theo Chương trình VNU350. Trong đó, một đơn vị công bố mức thu nhập trung bình từ 28-51 triệu đồng/tháng dành cho ứng viên tham gia chương trình tuyển dụng.
Kết quả của một khảo sát mới công bố cho thấy 99% người lao động Việt Nam nghĩ rằng việc tìm thấy ý nghĩa trong công việc thực sự quan trọng đối với họ. Đáng chú ý, chỉ 11% hài lòng về ý nghĩa công việc hiện tại.
Trắc nghiệm ngành nghề
Trắc nghiệm ngành nghề