Australia có thể giới hạn số lượng sinh viên quốc tế

Theo các phương tiện truyền thông Australia, chính phủ nước này dự kiến giới hạn số lượng sinh viên quốc tế nhằm cắt giảm lượng người di cư.

Australia có thể giới hạn số lượng hoặc đánh thuế đối với sinh viên quốc tế để kiểm soát tình trạng nhập cư.

Bên cạnh đó, nước này có thể đánh thuế lên du học sinh.

Chia sẻ với tờ The Daily Telegraph, các nguồn tin cho biết Chính phủ Australia đang xem xét đưa việc giới hạn sinh viên quốc tế vào chiến lược di cư nhằm giảm số lượng người đến nước này. Dự kiến kế hoạch cụ thể sẽ được ban hành vào tháng sau.

Các nguồn tin nói thêm sinh viên quốc tế có thể bị đánh thuế theo chính sách mới. Điều này cũng đã được đề xuất trong Hiệp định các trường đại học Australia, công bố đầu năm 2023.

Ý tưởng đánh thuế vào thu nhập từ học phí của sinh viên quốc tế được Bộ trưởng Giáo dục Jason Clare đánh giá là “ý tưởng đột phá” và được nhiều trường đại học ủng hộ. Chỉ có 3 trường đại học bác bỏ đề xuất này. Tuy nhiên, đến nay, Chính phủ Australia vẫn chưa tiến hành đánh thuế.

Khi số lượng người nhập cư đến Australia tăng cao, nước này phải đối mặt với tình trạng thiếu nhà ở và nhà cho thuê. Nhiều sinh viên không tìm được chỗ ở, bị lừa thuê các ngôi nhà ẩm thấp, điều kiện sống kém, thậm chí bị lừa tiền.

Nhiều chuyên gia tại Viện Grattan cho rằng tình trạng thiếu nhà ở tại Australia là do vấn đề nhập cư. Họ đã đề xuất chính phủ nên tăng phí cấp thị thực từ 710 USD lên 2.500 USD đối với sinh viên thay vì đánh thuế học phí bởi lẽ nhiều sinh viên đến Australia học vì chi phí rẻ, bằng cấp thấp. Nếu tăng phí cấp thị thực có thể loại bỏ nhóm đối tượng này. Việc tăng phí cấp thị thực cũng đóng góp thêm một tỷ USD cho nền kinh tế.

Tuy nhiên, chính sách trên sẽ hạn chế khả năng tiếp cận giáo dục đại học, đặc biệt là với những sinh viên có hoàn cảnh khó khăn.

Nhìn chung, nhiều chuyên gia đã phản đối ý tưởng cắt giảm số lượng sinh viên quốc tế hoặc đánh thuế học phí đối với nhóm này để giải quyết bài toán di cư tại Australia.

Ông Matthew Kandelaars, Giám đốc điều hành chính sách và vận động tại tổ chức Property Council, cho rằng: “Australia cần trở thành nam châm thu hút nguồn vốn toàn cầu cũng như những người giỏi nhất, sáng giá nhất từ khắp nơi trên thế giới. Việc đánh thuế sẽ gây tác động sâu rộng đến nền kinh tế Australia, nhất là tác động lên ngành công nghiệp giáo dục trị giá 40 tỷ USD trước đại dịch”.

Theo ông Kandelaars, Australia nên tập trung giải quyết vấn đề nhà ở dành cho sinh viên thay vì đánh thuế họ như xây dựng thêm kí túc xá, mở rộng phòng ở...

“Thay vì áp thuế đối với những sinh viên có đóng góp đáng kể cho cộng đồng của chúng ta, chính phủ nên làm việc với các ngành để ưu tiên mở rộng nguồn cung loại nhà ở này. Việc phê duyệt quy hoạch, xóa bỏ các loại thuế như phí đầu tư nước ngoài, quy hoạch ưu tiên chỗ ở cho sinh viên gần nơi học tập phải là ưu tiên hàng đầu của các nhà hoạch định chính sách”, ông Kandelaars cho hay.

Thống kê của Chính phủ Australia chỉ ra, trong 6 tháng đầu năm 2023, nước này tiếp nhận hơn 590 nghìn đơn xin thị thực du học, trong đó Ấn Độ chiếm gần 110 nghìn đơn còn Trung Quốc chiếm hơn 95 nghìn đơn. Hơn 577 nghìn đơn xin đã được phê duyệt. Tính đến ngày 30/6, gần 569 nghìn sinh viên được cấp thị thực đã đến Australia học tập, tăng so với con số gần 358 nghìn người vào năm 2022.

Theo Tú Anh/ GD&TĐ (Nguồn: The Pie)

Tin cùng chuyên mục

Sau hơn nửa năm kể từ khi công bố yêu cầu mới về tài chính, Úc tiếp tục tăng mức tối thiểu mà du học sinh phải chứng minh để được xét duyệt thị thực du học, lên đến gần 500 triệu đồng.
Kỳ thi tuyển sinh ĐH này áp dụng với một số đối tượng nhất định, theo thông tin do Hội đồng xét duyệt học bổng Trung Quốc (CSC) thuộc Bộ Giáo dục Trung Quốc, gửi đến các công ty tư vấn du học tại Việt Nam vào cuối tháng 4.
Chỉ với một cú pháp đơn giản trên các trang công cụ tìm kiếm: chuyên ngành + “Graduate” + “Assistantship”, bạn có thể dễ dàng tìm thấy hàng trăm hỗ trợ tài chính toàn phần cho chương trình sau đại học (thạc sĩ và tiến sĩ) tại Mỹ.
Nhân kỷ niệm 150 năm thành lập, ĐH Adelaide ưu ái tổ chức nhiều hoạt động dành cho người học Việt Nam, nổi bật là ra mắt chương trình học bổng toàn phần và tiếp tục duy trì nhiều gói học bổng giá trị khác.
Chính quyền, trường ĐH và doanh nghiệp Đài Loan chung tay đào tạo các ngành hot miễn phí cho sinh viên Việt Nam và tạo điều kiện để người học làm việc ngay tại vùng lãnh thổ này sau khi tốt nghiệp.
Với mục đích tăng cường lao động nước ngoài để giải quyết tình trạng thiếu nhân lực, Đức đang ban hành nhiều chính sách tích cực, trong đó có tạo cơ hội chuyển đổi văn bằng cho ứng viên để làm việc tại quốc gia này.
Trắc nghiệm ngành nghề
Trắc nghiệm ngành nghề