12 quan niệm sai lầm về visa du học Mỹ

12 quan niệm sai lầm thường gặp khi du học sinh xin visa du học Mỹ vừa được Văn phòng Giáo dục Mỹ thuộc Tổng lãnh sự quán Mỹ đưa ra

Theo đó, du học sinh thường lầm tưởng số lượng visa có giới hạn, nên mình không đậu là do hết suất. Thực chất, chưa có bất kỳ thay đổi nào về chính sách visa đối với du học sinh Việt Nam, chưa bao giờ có hạn mức số lượng visa diện du học mà các viên chức lãnh sự được phép cấp.

Nhiều ứng viên truyền tai nhau rằng đậu visa ngoài có hồ sơ đẹp, cần phải "may mắn" nữa, nhưng thực ra việc được cấp visa không phải là trò chơi xổ số hay chuyện may rủi. Tất cả đương đơn trên khắp thế giới đều phải tuân thủ các quy định pháp luật như nhau. Viên chức lãnh sự xét duyệt thị thực đều đã được đào tạo và được đánh giá khả năng áp dụng các điều luật Mỹ một cách nhất quán.

Sinh viên, học sinh tham gia ngày hội tư vấn du học do Tổng lãnh sự quán Mỹ tại TP HCM tổ chức

Hiện nay, trên các nền tảng xã hội, những công ty du học thường quảng cáo về mức bảo đảm đậu visa, điều này khiến ứng viên hiểu lầm rằng phải trả tiền cho công ty du học để được cấp visa. Đây hoàn toàn không đúng sự thật, tất cả thông tin từ Tổng lãnh sự quán, Đại sứ quán Mỹ đều là miễn phí, ứng viên có thể tự làm hồ sơ xin visa để gửi đến bộ phận xét visa. Khoản phí duy nhất ứng viên phải trả là phí nộp hồ sơ, do đó không ai có thể hứa giúp đậu visa.

Ngoài ra, các thông tin như phải nộp thật nhiều giấy tờ mới được cấp visa, rất dễ để nói dối hoặc nộp giấy tờ giả mạo, phải có mức thu nhập nhất định mới được cấp visa là chưa đúng. Bởi, thông tin mà đương đơn cung cấp cho viên chức lãnh sự trong buổi phỏng vấn quan trọng hơn việc xem xét giấy tờ, thu nhập và không có công thức thần kỳ nào giúp cấp visa. Điều này đồng nghĩa đương đơn không thể nói dối, hay làm giả giấy tờ vì rất dễ để phát hiện. Yếu tố quan trọng nhất để được cấp visa là hãy trung thực. Đồng thời, việc có người thân ở Mỹ sẽ không ảnh hưởng tiêu cực hay tích cực đến việc xin visa.

Ở mỗi buổi phỏng vấn, viên chức lãnh sự sẽ đánh giá lại hồ sơ nếu bạn đã từng bị từ chối dựa trên trên toàn bộ tình trạng và hoàn cảnh hiện tại của đương đơn, không có việc nếu bạn đã từng bị từ chối visa thì sẽ không bao giờ được cấp nữa.

Đương đơn không cần trình bày thật chi tiết các kế hoạch trong tương lai. Sinh viên quốc tế có thể làm thêm khi đang học tại Mỹ. Quan trọng nhất, du học sinh không phải trở về Việt Nam ngay lập tức sau khi tốt nghiệp vì tất cả du học sinh diện F-1 đều có thể ở lại Mỹ tối đa 60 ngày. Du học sinh diện F-1 cũng có thể nộp đơn xin tham gia chương trình thực tập không bắt buộc (OTP) để có thể đi làm tối đa một năm sau khi hoàn thành chương trình học. Nếu sinh viên đã lấy được bằng trong nhóm ngành STEM thì có thể nộp đơn xin gia hạn giấy phép làm việc diện OTP đến 2 năm.

Tin, ảnh: Ng,Thuận/ NLĐO

Tin cùng chuyên mục

Bộ Giáo dục Anh vừa công bố dữ liệu cho thấy số lượng học sinh bị đình chỉ học tập trong năm học 2022-2023 đã tăng cao kỷ lục, hơn 787.000.
Từ năm 2024, nhiều trường học tại Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hồng Kông... đồng loạt tăng học phí với du học sinh vì nhiều nguyên nhân. Đã có trường hợp sinh viên biểu tình phản đối trước động thái này.
Nằm trong khuôn khổ chương trình INTENSE (chương trình đặc biệt giáo dục tài năng công nghiệp quốc tế) của Đài Loan, một số trường CĐ, ĐH đã ký kết hợp tác với trường ĐH ở Đài Loan để cấp học bổng đào tạo người học ở lĩnh vực bán dẫn và tài chính.
Nhiều quy định khác của chính phủ Úc nhằm thắt chặt thị thực (visa) cũng bắt đầu có hiệu lực, như hạn chế tình trạng nhảy visa, điều chỉnh độ tuổi tối đa được xin visa làm việc sau tốt nghiệp hay giảm thời gian ở lại làm việc khi du học Úc.
Nếu con số trên tiếp tục duy trì đến hết tháng 6 này thì 2023-2024 sẽ là năm tài chính đầu tiên Việt Nam chứng kiến tỷ lệ bị Úc từ chối cấp visa du học cao nhất sau 18 năm.
Dữ liệu từ cơ quan giáo dục Nhật Bản cho thấy người Việt ngày càng kém mặn mà với du học Nhật, khi du học sinh liên tục giảm và lần đầu đứng thứ 3 về số lượng sau 9 năm duy trì vị trí số 2.
Trắc nghiệm ngành nghề
Trắc nghiệm ngành nghề