Y tế học đường chính thức xếp nhóm vị trí việc làm chuyên môn dùng chung

Y tế học đường từ nhóm danh mục hỗ trợ, phục vụ sang nhóm vị trí việc làm chuyên môn dùng chung trong các cơ sở giáo dục. Đây là nội dung được đề cập đến tại văn bản mới nhất của Bộ Nội vụ sau đề xuất của Bộ GD&ĐT.

Vị trí việc làm “Y tế học đường” thuộc nhóm vị trí việc làm chuyên môn dùng chung

Bộ Nội vụ vừa ban hành Công văn số 7583/BNV-TCBC về hướng dẫn một số nội dung vướng mắc trong việc xây dựng Đề án và phê duyệt vị trí việc làm.

Theo đó, Bộ Nội vụ chấp thuận đề xuất của Bộ GD&ĐT về việc điều chỉnh vị trí việc làm y tế học đường từ nhóm danh mục hỗ trợ, phục vụ sang nhóm vị trí việc làm chuyên môn dùng chung trong các cơ sở giáo dục.

Tại văn bản, Bộ Nội vụ đề nghị: Trước mắt, các địa phương hướng dẫn các cơ sở giáo dục, cơ sở giáo dục nghề nghiệp xác định vị trí việc làm “Y tế học đường” thuộc nhóm vị trí việc làm chuyên môn dùng chung như hiện nay.

Bộ Nội vụ sẽ phối hợp với Bộ GD&ĐT rà soát sửa đổi, bổ sung Thông tư số 12/2022/TT-BNV ngày 30/12/2022 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Thông tư số 19/2023/TT-BGDĐT ngày 30/10/2023 và Thông tư số 20/2023/TT-BGDĐT ngày 30/10/2023 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT cho phù hợp.

Hướng dẫn mới nhất của Bộ Nội vụ xác định, vị trí việc làm y tế học đường sẽ không bị xếp vào nhóm hỗ trợ, phục vụ của Thông tư 19, 20/2023/TT-BGDĐT mà được xếp vào vị trí việc làm chuyên môn dùng chung và sẽ được xếp chung với các vị trí thư viện, kế toán, văn thư..., được hưởng lương, phụ cấp đặc thù theo quy định.

Trước đó, Bộ GD&ĐT đã có công văn gửi Bộ Nội vụ xem xét, bổ sung, điều chỉnh danh mục vị trí việc làm. Trong đó, đề nghị điều chỉnh vị trí “y tế học đường” từ nhóm danh mục hỗ trợ, phục vụ sang nhóm vị trí việc làm chuyên môn dùng chung trong các cơ sở giáo dục.

Theo công văn của Bộ GD&ĐT, nhiệm vụ y tế trường học là nhiệm vụ quan trọng và nặng nề, đòi hỏi phải có trách nhiệm cao với công việc, liên quan đến tính mạng, sức khỏe của con người.

Bên cạnh đó, y tế học đường còn đảm nhận nhiều nhiệm vụ khác như: thu và lập hồ sơ Bảo hiểm y tế học sinh, công tác phòng chống dịch bệnh, phòng chống bệnh học đường, phòng chống xâm hại tình dục trẻ em, phòng chống tác hại thuốc lá, thuốc lá điện tử, ma túy, phòng chống bạo lực học đường, phòng chống HIV/AIDS, chăm sóc sức khỏe tâm thần, tư vấn tâm lý cho học sinh…

Theo Nam Du/ Kinh tế & Đô thị

Tin cùng chuyên mục

13 trường ĐH ở 3 miền Bắc, Trung, Nam đã được Bộ GD-ĐT lựa chọn trở thành các đơn vị dẫn dắt mạng lưới Trung tâm đào tạo xuất sắc và tài năng về công nghệ ở 9 lĩnh vực.
Sáng 11.6, Quỹ Niềm Tin Vàng đã tổ chức lễ khánh thành Trường Phổ thông Dân tộc bán trú tiểu học và THCS Trà Hiệp (Trà Bồng, Quảng Ngãi), góp phần trong hành trình nâng cao chất lượng giáo dục tại vùng cao vốn còn nhiều khó khăn...
Hơn 34.000 cán bộ, công chức, viên chức tỉnh Bình Định được bồi dưỡng nâng cao trình độ về chuyển đổi số, kỹ năng số, nhằm giúp cán bộ ứng dụng công nghệ số một cách hiệu quả trong thực thi công vụ...
Sau khi thực hiện chủ trương sáp nhập TPHCM với tỉnh Bình Dương và tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, TPHCM mới sẽ trở thành siêu đô thị có 6.772,59km2 với hơn 13,7 triệu người. TPHCM mới cũng là siêu thành phố về giáo dục của cả nước...
Trường Y, Trường Dược và Trường Điều dưỡng – Kỹ thuật Y học là ba đơn vị đào tạo trực thuộc Đại học Y Dược TPHCM.
Khi không còn một đơn vị duy nhất nắm toàn bộ quyền phát hành sách, thị trường SGK cạnh tranh buộc các NXB phải đầu tư chất lượng và tối ưu chi phí...
Trắc nghiệm ngành nghề
Trắc nghiệm ngành nghề